Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm
Trong ngành chăn nuôi, cần có những khoảng đất rộng lớn để chăn thả người-thân-động vật và để trồng thức ăn chăn nuôi. Dữ liệu thống kê từ mạng lưới các tổ chức phi chính phủ, các trường đại học, và các nguồn lập bản đồ khác cho thấy rằng trong năm 2020, 84.925 ha (209.854 mẫu Anh) rừng đã bị chặt phá ở Acre, một bang ở tây bắc Brazil. Việc mất đất rừng có mối tương quan chặt chẽ với ngành chăn nuôi người-thân-gia súc. Vào năm 2013, một nghiên cứu khác đăng trên tạp chí Khoa học Bảo tồn Nhiệt đới tuyên bố rằng “48% của tổng số rừng mưa nhiệt đới bị mất đi xảy ra ở Brazil, nơi các cơ sở chăn nuôi gia súc chiếm khoảng ba phần tư diện tích rừng phát quang”. Trong một cuộc phỏng vấn được thực hiện bởi tờ báo bởi báo El Quintanarroense, Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư tiết lộ giải pháp tốt nhất để ngăn chặn biến đổi khí hậu. “Dựa theo tường trình mới nhất, ngành chăn nuôi người-thân-động vật gây ra tối thiểu 51% toàn bộ khí thải nhà kính làm cho Địa Cầu nóng lên. Vì vậy nếu chấm dứt chăn nuôi người-thân-động vật, thì chúng ta sẽ giảm đi 51% nhiệt [hâm nóng toàn cầu]. Rồi, nếu chúng ta dùng tất cả đất có thể canh tác được, tất cả đất trồng trọt được, để trồng rau củ và trái cây hữu cơ, thì chúng ta giảm thêm ít nhất 40% lượng thán khí hiện có. Địa Cầu sẽ mát lại trong vòng vài năm. Khi tất cả người-thân-động vật đều chết một cách tự nhiên trong vòng vài năm và thay thế vào là tất cả rau củ hữu cơ, chỉ vài năm thôi, chúng ta không còn “2°C” gì nữa. Sau đó, chúng ta vẫn còn Địa Cầu. Chúng ta vẫn có thể giữ lại xe hơi, xe lửa, máy bay… cho việc chuyên chở cho tới khi chúng ta phát triển công nghệ tốt hơn, xanh hơn. công nghệ tốt hơn, xanh hơn.” Các nghiên cứu được thực hiện bởi báo cáo của các tổ chức y tế chỉ ra rằng lối dinh dưỡng dựa trên thực vật bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe một cách tự nhiên. Gần đây, nhiều chuyên gia dinh dưỡng và các nhà khoa học thực phẩm đã nghiên cứu những lợi ích sức khỏe của việc áp dụng lối ăn thuần chay. Những nghiên cứu này đã xem xét rủi ro sức khỏe do tiêu thụ thịt đỏ và thịt đã qua chế biến. Các cuộc điều tra đã được báo cáo bởi Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ, cảnh báo rằng lối ăn chứa sản phẩm từ người-thân-động vật như thịt bò, thịt cừu, thịt lợn, và thịt chế biến gây gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành, cụ thể: “Cứ mỗi 50 gam thịt xông khói, giăm bông hoặc xúc xích bạn ăn vào, thì rủi ro [mắc bệnh tim mạch vành] tăng thêm 18%”. Tiến sĩ Anika Knüppel, một thành viên nghiên cứu tại Đại học Cao đẳng Luân đôn, nói rằng “Chúng ta biết rằng việc sản xuất thịt là một tác nhân chính gây ra phát thải khí nhà kính, và chúng ta cần giảm sản xuất thịt và đương nhiên là cả tiêu thụ thịt để mang lại lợi ích cho môi trường. Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy rằng giảm tiêu thụ thịt đỏ và thịt đã qua chế biến sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho mỗi cá nhân”. Một nghiên cứu tương tự khác đã được thực hiện để khẳng định lại mối liên hệ giữa việc tiêu thụ thịt đỏ và thịt đã qua chế biến với nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Một thiết bị hình ảnh y tế đã thấy hiệu ứng hình ảnh sức khỏe tim mạch của một nhóm tình nguyện viên bị ảnh hưởng như thế nào từ lựa chọn thực phẩm của họ. Những hình ảnh cho thấy rằng thịt đỏ và thịt đã qua chế biến khiến cho chức năng tim kém hơn, tâm thất nhỏ hơn, và động mạch cứng hơn. Về nghiên cứu này, Tiến sĩ Zahra Raisi-Settingragh từ Đại học Queen Mary của Luân đôn nói rằng “Chúng tôi đã xem xét các mối quan hệ giữa tiêu thụ thịt và đo lường hình ảnh về sức khỏe tim mạch. Các phát hiện này hỗ trợ các quan sát trước đây về mối liên hệ giữa tiêu thụ thịt đỏ và thịt đã qua chế biến với bệnh tim mạch, và cung cấp thông tin chi tiết độc đáo về mối liên hệ với tim mạch và cấu trúc và chức năng mạch máu”. Tiến sĩ Marco Springmann nói rằng có rất nhiều bằng chứng khoa học về sự kết nối chặt chẽ giữa sức khỏe cộng đồng và sức khỏe của Địa Cầu: “Thông điệp rất rõ ràng: nếu không có sự giảm mạnh trong việc sản xuất và tiêu thụ thịt và sữa, thì sẽ có rất ít cơ hội tránh khỏi biến đổi khí hậu ở mức độ nguy hiểm. UKHACC đã đúng khi nhấn mạnh rằng những thay đổi về lối ăn uống theo quy mô cần thiết sẽ không xảy ra nếu không có sự hỗ trợ mạnh mẽ về mặt chính sách”. Giáo sư Dame Parveen Kumar, Đại sứ của UKAHCC, cho biết thêm rằng thái độ của công chúng đối với việc tiêu thụ thịt cũng cần phải thay đổi, với sự dẫn dắt từ các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe. Bà nói: “Chúng ta không được bỏ qua tiềm năng để giảm thiểu những ảnh hưởng nguy hiểm đến sức khỏe từ biến đổi khí hậu thông qua việc suy ngẫm lại cách tiếp cận của chúng ta đối với thực phẩm. Để đạt được điều này, chuyên gia sức khỏe phải được hỗ trợ để chia sẻ và hướng dẫn bệnh nhân của họ với lời khuyên rõ ràng và dễ tiếp cận về việc chuyển đổi sang lối dinh dưỡng thân thiện với khí hậu hơn”. Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư Nhân Từ Nhất đã nhiều lần nói về sự nguy hiểm của biến đổi khí hậu, và giải pháp đơn giản là áp dụng một lối sống thuần chay. “Mọi điều đều tốt cho người ta nếu họ không ăn thịt nữa. Do đó họ cũng nên từ bỏ thịt cho đời sống tốt hơn, lành mạnh hơn, môi trường tốt hơn, và cứu vãn nhà Địa Cầu này cho mọi người được hưởng, nhất là cho thế hệ tương lai. Nếu bây giờ họ không làm vậy, Địa Cầu sẽ không còn! Còn ai ở đó để ăn thịt? Chính phủ có thể hỏi người ta như vậy. Chính phủ phải giải thích với người dân rằng bây giờ điều đó thật sự có hại và đây là sự khẩn cấp rằng người ta nên ngừng ăn thịt. Đây không còn là lựa chọn cá nhân nữa. Đây là vấn đề sinh tử của Địa Cầu. Đây là vấn đề sinh tử của Địa Cầu.” Tất cả thông tin bằng chứng khoa học về biến đổi khí hậu và giải pháp cho vấn nạn này nằm trong Sách “Từ Khủng Hoảng Đến Hòa Bình" của Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư. Tải về miễn phí tại: Crisis2Peace.org