Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Làm Gì Thì Cũng Cho Mình, Phần 4/9

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Trong Kinh Thánh nói rằng: “Gieo nhân nào, gặt quả đó”. Mọi tôn giáo [đều nói] giống nhau và luật vũ trụ không bao giờ sai chạy. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Trừ phi có một vị Minh Sư tại thế cứu quý vị, [nếu không] quý vị cứ lẩn quẩn trong vòng nghiệp báo này mãi mãi. Cho dù quý vị làm tốt, thì cũng chỉ được tái sinh và gặt hái những điều tốt đẹp, kết quả tốt của việc đó, (Dạ đúng.) những quả báo tốt. Và nếu làm điều xấu, thì gặt hái quả báo xấu, và còn nhân lên gấp bội lần, (Dạ.) nghiệp quả gấp bội lần.

Hay ha. (Hay quá. Một truyện thật hay!) Quý vị hiểu chứ? (Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.) Tương tự như luật nhân quả mà Đức Phật đã luôn giảng dạy (Dạ.) khi Ngài còn tại thế, và ngày nay chúng ta vẫn có thể đọc nhờ các đại đệ tử của Ngài đã ghi chép lại. Nhất là nhờ Ngài Ananda, Tôn giả Ananda đáng kính. Chúng ta đặc biệt cảm ơn Ngài. (Dạ.) Có một truyện – truyện hậu trường, truyện bên lề. Quý vị muốn nghe luôn không? (Dạ muốn, thưa Sư Phụ!) Cũng có vẻ liên quan, tôi nghĩ vậy.

Trong Phật giáo, chúng ta đã nghe những truyện tương tự này, cho thấy luật nhân quả. (Dạ đúng.) Làm gì, gặt nấy. Như trong Kinh Thánh nói rằng: “Gieo nhân nào, gặt quả đó”. Mọi tôn giáo [đều nói] giống nhau và luật vũ trụ không bao giờ sai chạy. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Trừ phi có một vị Minh Sư tại thế cứu quý vị, [nếu không] quý vị cứ lẩn quẩn trong vòng nghiệp báo này mãi mãi. Cho dù quý vị làm tốt, thì cũng chỉ được tái sinh và gặt hái những điều tốt đẹp, kết quả tốt của việc đó, (Dạ đúng.) những quả báo tốt. Và nếu làm điều xấu, thì gặt hái quả báo xấu, và còn nhân lên gấp bội lần, (Dạ.) nghiệp quả gấp bội lần. Không phải như quý vị cho ai đó thuốc độc thì sau này quý vị sẽ bị hạ độc lại một lần. Không, không đâu, [sẽ bị] rất nhiều lần. (Dạ, đúng.) Vì lãi suất, (Dạ, thưa Sư Phụ.) còn luật lãi suất nữa. Giống như gửi tiền vào ngân hàng thì mình sẽ được tiền lãi. (Dạ đúng.)

Có một truyện khác. Xin lỗi. Chờ chút. Uống nước. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Tôi rất biết ơn nước này. Nước ấm, vì tôi có máy lọc nước này, (Dạ, Sư Phụ.) có thể bật lên một lúc, thì nước sẽ nóng. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Nếu giữ nước trong mấy cái cốc giữ nhiệt này, thì sẽ giữ ấm được một lúc. Tôi vẫn cảm thấy rất may mắn.

Nhiều người trên thế giới không có nước sạch để uống. Quý vị biết điều đó, phải không? (Dạ biết, thưa Sư Phụ.) Dù có lọc cũng không đủ sạch. Họ chỉ có thể dùng một miếng vải hoặc cái gì đó, để lọc nước. Nhưng vẫn chưa đủ sạch. (Ôi chao.) Và trông cũng không thấy sạch. (Dạ phải.)

Bây giờ, có một truyện khác về Perrichon và chuyến đi của ông, những chuyến du hành của ông. Nó được viết, hoặc… Ôi trời, tôi cần nói tiếng Anh nhiều hơn. Chỉ đọc thôi sẽ không giúp. Chỉ đọc mỗi ngày, chương trình, kịch bản quý vị gửi, như vậy sẽ không giúp tôi nhớ cách nói [tiếng Anh]. Đã được biên soạn, có lẽ đã được Thu Giang, Nguyễn Duy Cần biên soạn hoặc sưu tầm. Truyện tiếng Âu Lạc (Việt Nam) về Perrichon. “Chuyến Đi Của Ông Perrichon” của Eugène Labiche. Labiche là nhà biên kịch sống từ năm 1815 đến năm 1888. Nhưng cuốn sách của tác giả người Âu Lạc (Việt Nam) đó, ông đã sưu tầm, tôi nghĩ là được xuất bản vào năm 1960. Theo ông, phần cuối của truyện đó, về Perrichon, làm cho ông cảm thấy hết sức ngao ngán và bâng khuâng. Ông nói như thế này…

Câu chuyện diễn ra như thế này. “Ông Perrichon cùng vợ và con gái đi du lịch Thụy Sĩ, Và trong khi đi du lịch, còn có hai người khác…” Ôi Trời, chao ơi, nãy giờ không đeo kính mà sao tôi đọc được? Giờ mới nhận ra là không đeo kính. Hèn chi khó đọc một chút. Tôi quên đeo kính. Bây giờ đeo kính lên rồi, thì tôi không còn viện cớ được nữa.

“Có hai chàng trai, cũng đi cùng với họ. Một người tên là Armand và người kia tên là Daniel. Cả hai người họ đều phải lòng con gái của ông Perrichon. (A.) Armand có được vinh dự và cơ hội là đã cứu Perrichon ba lần”. Tôi đoán anh là lựa chọn ưu tiên.

Ba lần. “Lần đầu tiên là ở Montanvert khi Perrichon ngã ngựa. Ông suýt rơi xuống hố lớn, sâu thăm thẳm. Suýt rơi. Nếu Armand không có ở đó, thì ông đã rơi xuống hố sâu và có lẽ đã chết rồi. (Dạ.) Lần thứ hai Armand dàn xếp giải quyết ổn thỏa về vụ thưa kiện cho ông Perrichon, vì ông bị buộc tội phỉ báng ai đó. Nhưng anh này, bằng tài năng hoặc cách nói chuyện ngọt ngào, đã dàn xếp để người tố cáo bỏ qua. (Dạ. Dạ, thưa Sư Phụ.) Lần thứ ba, anh lại cứu Perrichon khỏi nguy cơ đấu tay đôi, vì lẽ ra ông ấy phải đấu tay đôi, đấu kiếm, (Dạ.) đấu với một quan võ. (Chao ơi.) Vì vậy, anh dàn xếp sự việc để ông không phải đấu. Bởi vì nếu đấu kiếm với quan võ này, thì chắc ông đã chết hoặc bị thương nặng, (Dạ, thưa Sư Phụ.) bởi vì ông không biết nhiều về kiếm thuật, và đối thủ lại là một quan võ, (Dạ.) được huấn luyện giỏi về kiếm”.

Quý vị biết đấy, ngày xưa không có súng. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Cho nên nếu người nào làm quan võ, thì người đó chắc chắn phải rất thành thạo về đấu kiếm. Tôi [phát âm] đúng hả? (Dạ đúng, thưa Sư Phụ.) Quý vị hiểu chứ, thanh kiếm? (Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.) “Vì vậy, ông không phải đấu kiếm với quan võ này”. Xin lỗi, truyện này tôi chưa đọc trước. Tôi chỉ đọc truyện bà lão ăn mày. Nên tôi phải mất chút thời gian để nghĩ trong đầu, trước khi dịch ra.

“Armand không chỉ là một người giàu có, mà anh còn thường thích làm ơn, như giúp những người hoạn nạn. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Trái lại, Daniel thay vì thích làm ơn, thì lại thích thọ ơn. Và thậm chí còn biết vài mưu mẹo. Như là, anh khôn khéo làm bộ ngã xuống hố, để Perrichon, người cha, có dịp ra ơn cứu anh”. (Dạ.) Đàn ông, cái tôi của đàn ông.

“Do đó, Perrichon thích Daniel, nhưng lại ghét Armand”. (Ôi chao.) Quý vị có hiểu truyện chưa? (Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.) “Armand là người đã cứu ông ấy. Nhưng Perrichon, người cha, lại ghét anh. (Ôi không.) Nhưng ông thích Daniel vì Daniel giả bộ yếu đuối. (Dạ, thưa Sư Phụ. Dạ.) Thậm chí ngã xuống hố để Perrichon có thể trở thành… (Người hùng.) người hùng”. Quý vị biết hết rồi. Chà, không phải quý vị thông minh sao?

Rồi, khi Armand dạm hỏi cưới con gái của ông, thì ông cương quyết từ chối, và muốn gả con gái của mình cho Daniel. (Dạ đúng.) Tại sao vậy? Không chỉ vợ ông, con gái ông, mà tất cả mọi người đều nghĩ rằng Perrichon sẽ gả con gái của ông cho Armand. Bởi vì Armand là ân nhân của ông, (Dạ.) và đã cứu mạng ông tới ba lần. (Dạ phải.) Nhưng không, không đâu. Trái ngược với những gì mọi người nghĩ, ông muốn gả con gái của mình cho anh chàng đã thọ ân của mình”. Thấy không? (Dạ, thưa Sư Phụ.)

“Anh chàng mà hằng phút, hằng giờ, hằng ngày cứ luôn ca tụng ân huệ cứu tử của ông”. (Dạ.) Chà. “Vì vậy Perrichon, dĩ nhiên, cảm thấy rất vui. (Dạ.) Không chỉ giả bộ ngã xuống để bố vợ tương lai có thể cứu mình, mà còn tán tụng, ca ngợi bố vợ tương lai bất cứ giây phút nào có thể, với tất cả những ai mà anh ta gặp. Trước mặt, hoặc sau lưng, hoặc trong tầm nghe của bố vợ tương lai. (Dạ, Sư Phụ.) Nên đó là một hài kịch. Kịch đó thực sự khiến người ta cười, cười chảy nước mắt. Cười cạn nước mắt. Truyện này và tâm lý của Perrichon, cũng là tâm lý của mọi người khác”. (Dạ.) Cho nên, tác giả này bình luận như thế đó, và nói rằng “E. Labiche là người thực sự hiểu thấu cảm giác sâu kín bên trong, thâm tâm của con người”. (Dạ.) Hết. Hết truyện.

Không phải cho tôi, mà cho tác giả. Trời ơi. Nếu không, họ sẽ tức giận trong mồ đó. Một truyện hay như thế đáng được tán dương nhiệt liệt. Vỗ tay, vỗ tay, vỗ tay, vỗ tay. Cảm ơn quý vị. Cảm ơn tất cả những tác giả thông thái và tài năng này, những người đã viết những truyện và kịch như thế, hàng bao thế kỷ trước mà chúng ta vẫn được thưởng thức. (Dạ, thưa Sư Phụ.)

Xem thêm
Tất cả các phần  (4/9)
1
2022-03-07
9101 Lượt Xem
2
2022-03-08
7170 Lượt Xem
3
2022-03-09
7765 Lượt Xem
4
2022-09-27
5772 Lượt Xem
5
2022-09-28
5679 Lượt Xem
6
2022-09-29
5458 Lượt Xem
7
2022-09-30
4531 Lượt Xem
8
2022-10-01
4077 Lượt Xem
9
2022-10-02
4250 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android