Anh ta biết có nhà kia đang tổ chức một bữa tiệc ở chân núi và bất cứ ai cũng có thể đến ăn. Cho nên anh ta muốn đi tới đó kiếm ít đồ ăn. Sư Phụ của anh không muốn đi. Vị Sư Phụ hái một số trái cây dại, trái cây lớn và nhỏ để ăn, trong rừng núi. Nhưng người đệ tử đã đi đến nơi đó. Quý vị có nhớ không? (Dạ nhớ.) Đó là bữa tiệc của một gia đình giàu tổ chức để ăn mừng em bé mới sinh. Đó là một đại tiệc.
Sau khi chỗ đó đã được sửa chữa, quý vị ở lại đó hai đêm. Hai đêm hay là hai ngày? (Dạ hai ngày.) Hai ngày thôi à? Ồ! Thôi được. Có người ở lại ba ngày. Có lẽ một số ở lại hai ngày. Trời ơi! Quý vị thật là những đệ tử “quý giá.” Khi viết thư cho Sư Phụ, quý vị nói, “Sư Phụ yêu quý,” phải không? Giờ tôi nên viết cho quý vị, nói, “Các đệ tử quý giá nhất.” Không phải Sư Phụ “quý.” Mà là đệ tử quý. “Dear” có nghĩa là “đắt.” “Dear” có nghĩa là “quý.” Quý vị thực sự rất đắt. Bây giờ chúng ta đến đây, lại bắt đầu các dự án mới để xây thêm nhà vệ sinh và phòng tắm cho quý vị, và dựng lều hợp pháp, mấy lều lớn. Vì vậy, nếu quá đông người, quý vị có thể trú dưới mái che, dưới tán dù để không bị ướt khi trời mưa. Ở đây chúng ta không sợ trời lạnh, phải không? Buổi tối thế nào? (Dạ tốt ạ.) Miễn sao trời không mưa là tốt rồi. Tôi không biết chúng ta có thể ở đây bao nhiêu ngày. Sáng nay tôi rất nản.
Thông dịch nghe được không? Bởi vì quá ồn và gần. Quý vị nghe được chứ? Rồi. Quý vị làm cả hai, nghe cả hai dễ hơn. Ồ, được rồi, được rồi. Tôi nói về gì vậy? Quên mất rồi. Không biết chúng ta sẽ ở bao lâu. Tôi ở được bao lâu thì ở. Tôi không màng. Đồng tu Cao Hùng rất nhanh nhẹn. Không biết tại sao điện thoại của tôi nó thư giãn như thế. Họ rất nhanh. Tôi mới hỏi vài ngày trước mà chúng ta đã có vài cái lều rồi. Họ làm ngay lập tức. Họ hành động nhanh nhất có thể. Rất nhanh. Mới mấy ngày mà lều đến rồi. Hôm nay họ đã bắt đầu dựng lều. Quý vị có thấy không? (Dạ thấy.) Có lẽ ngày mai là xong.
Nếu đồng tu Cao Hùng đến, chúng ta để họ ngồi bên ngoài chánh điện, nhé? Còn chúng ta ngồi đây. Họ đã ngồi đây bao nhiêu năm rồi. Không vấn đề gì. Bây giờ đến lượt quý vị ngồi, phải không? Chúng ta sẽ không ngại, nhé? Thấy không, ngoài kia có người đang làm việc với máy xúc hay gì đó. Phải. Họ đang xây cái gì đó. Xây thêm phòng tắm và nhà vệ sinh cho quý vị. Xin lỗi, xếp hàng để có những tiện nghi này vui không? (Dạ vui.) Vui hả? Ở ngoài trời không khí trong lành cũng tốt, phải không? Đứng lâu một lúc cũng đâu có sao, ha? Quý vị ngồi ở nhà. Đã ngồi cả đời rồi. Ngồi trong văn phòng hoặc là ngồi trong xe. Ở nhà, ngồi thiền hoặc ngồi trên ghế rất lâu. Vì vậy, đến đây đứng đợi một lát để sử dụng nhà vệ sinh cũng vui. “Nhanh lên! Tôi đợi hết nổi rồi. Nhanh lên!” Trong khi chờ đợi, quý vị có thể tập thể dục. Có quá khó với quý vị không? (Dạ không.) Có ổn không? (Dạ ổn.) Tôi thấy quý vị không dám dựng lều. Thật đáng thương! Tôi mới biết khi đi ngang qua đây. Ban ngày quý vị dỡ lều, phải không? Họ nói như vậy dễ hơn cho mọi người đi lại, dễ hơn để quý vị đi lại, phải không? Quá đông đúc hả? Đồ đạc của quý vị có bị ướt không? (Dạ không.) Quý vị không sợ gì hết. Có da dày!
Sư Phụ của quý vị tặng tiền cho người khác, tặng tất cả tiền. Tôi dùng tiền không bao nhiêu. Chỉ mặc vài bộ đồ do tôi tự may và không đắt tiền. Không tốn bao nhiêu tiền. Mấy bộ đó nhìn thì thấy sang vậy thôi, chứ giá tiền rất thấp. Ngoài ra, tôi chỉ làm người mẫu thời trang, người mẫu cao niên. Y phục tôi mặc chủ yếu là cho người cao tuổi, để quý vị nhìn thấy thoải mái hơn. “Nếu Sư Phụ mặc được thì tôi cũng mặc được.” Phải không? Thấy không, cô ấy cũng hồng hồng như tôi. Thấy không?
Xin lỗi quý vị. Sau khi tôi chết, quý vị nhất định sẽ có nhiều ngôi đền tốt. Sau vài thập niên, chắc chắn quý vị sẽ có những ngôi đền rất lớn, nơi mọi người đến thờ lạy và thắp hương. Mỗi ngày tôi sẽ có hoa quả cúng dường. Những ngôi đền sẽ rực rỡ. Tôi mới vừa xem Truyền Hình Vô Thượng Sư, không phải chương trình phát sóng mà là chương trình đang được làm. Họ để tôi xem trước. Nếu có sai sót nào thì chỉnh sửa trước khi phát sóng. Mấy chương trình tôi xem hôm nay có lẽ sẽ được phát sóng trong hai ngày tới. Không phải chương trình nào cũng được phát sóng ngay. Thời gian không quan trọng. Ồ! Ghế của tôi còn thấp quá. Rất nhiều người không thể thấy tôi. Chúng ta sẽ làm cho nó cao hơn. Vậy được không? (Dạ được.) Quý vị có thấy không? (Dạ thấy.) Lần tới, hãy để thêm Ti-vi xung quanh. Rồi mọi người có thể xem từ bất cứ chỗ nào. Nhưng thế này đã tốt hơn kỳ bế quan ở Thái Lan rồi. Phải không? Tốt hơn ở Thái Lan, vậy nên đừng phàn nàn.
Lần tới quý vị có thể mang theo mấy cái xô có thể gập lại được, loại xô nhựa nhỏ. Rồi nếu không thể chờ nhà vệ sinh, thì dùng lều của quý vị. Ha? Có loại xô du lịch gập được, phải không? Xô làm bằng nhựa và có thể gập được. Không bị rỉ nước. Mua loại không rỉ nước. Sau đó, quý vị dùng xô trong lều nếu không chờ được. Rồi khi không có ai xung quanh và hàng người chờ đi nhà vệ sinh không còn dài nữa, thì quý vị đi đổ xô vào bồn cầu và xả sạch xô. Mang vài cái xô theo. Sẽ rất hữu ích. Cũng có thể dùng xô để giặt giũ. Ở đây còn tốt đó. Chứ nếu đi lên Hy Mã Lạp Sơn, thì đừng mang theo nhiều thứ thế. Nếu quý vị đi như Sư Phụ đã đi, thì không thể mang theo nhiều thứ.
Tôi quên mất. Hôm nay tôi xem một chương trình. Nói rằng ở Ấn Độ, có một ngôi đền bằng vàng. Người Sikh giáo đã xây một ngôi đền rất đẹp ở đó. Đền được làm bằng vàng, rất đẹp. Bằng vàng cả trong lẫn ngoài. Ôi! Trông rất lấp lánh. Mọi người đến đó để thờ lạy và để lại rất nhiều tiền cúng dường. Vị Minh Sư được tôn kính là Minh Sư đạo Sikh đầu tiên, Đạo Sư Nanak, Minh Sư đầu tiên của đạo Sikh. Ngài sống như thế nào? Ngài chỉ có một bộ quần áo và một cái chăn bông. Ngài đi bộ cả ngày. Ngài không có tiền. Khi đói, Ngài ăn trái cây mọc dại, cả trái lớn lẫn trái nhỏ.
Tôi đã kể quý vị nghe câu chuyện về Ngài, phải không? Kể về Ngài và đệ tử của Ngài. Đệ tử của Ngài rất thích ăn. Anh ta biết có nhà kia đang tổ chức một bữa tiệc ở chân núi và bất cứ ai cũng có thể đến ăn. Cho nên anh ta muốn đi tới đó kiếm ít đồ ăn. Sư Phụ của anh không muốn đi. Vị Sư Phụ hái một số trái cây dại, trái cây lớn và nhỏ để ăn, trong rừng núi. Nhưng người đệ tử đã đi đến nơi đó. Quý vị có nhớ không? (Dạ nhớ.) Đó là bữa tiệc của một gia đình giàu tổ chức để ăn mừng em bé mới sinh. Đó là một đại tiệc. Rồi một, hai ngày sau, đứa bé sơ sinh qua đời. Ôi! Gia đình vô cùng buồn phiền. Vị Sư Phụ nói rằng đứa bé đó đến để đòi nợ, để gia đình đó trả nợ cho nó. Bây giờ món nợ đã được trả xong. Bởi vì tổ chức một bữa tiệc lớn tốn rất nhiều tiền. Nợ đã trả xong rồi, nên đứa bé ra đi. Chứ không có gì. Lẽ ra khi đứa bé chào đời thì gia đình phải rất buồn, vì oan gia chủ nợ của họ đến đòi lại tiền. Nhưng họ lại vui mừng khi nó ra đời. Lẽ ra họ phải vui mừng là nó đã ra đi. Chủ nợ của họ đã ra đi và không còn nghiệp nữa. Nhưng ngược lại, họ đau khổ và khóc cạn nước mắt. Vị Sư Phụ nói với người đệ tử, “Thế giới này thật vô minh. Thật đảo điên.”
Tất cả chúng ta đều như vậy. Vì vậy, không ai nên cười nhạo ai. Một số đứa trẻ sinh ra vào gia đình chúng ta rất hiếu thảo, đáng yêu và ngoan ngoãn. Họ hết lòng muốn giúp chúng ta. Hoặc họ đi làm kiếm tiền để phụng dưỡng cha mẹ. Điều này có nghĩa là kiếp trước họ nợ chúng ta. Nếu đứa con không hề muốn làm việc, cứ nằm đó chờ ăn, thì có lẽ kiếp trước cha mẹ nợ nó. Không ai đáng trách cả. Hiểu rồi ha? Mỗi lần tôi kể chuyện, không phải chỉ để quý vị nghe, mà để quý vị suy ngẫm và áp dụng vào đời sống của mình. Sư Phụ không kể chuyện để quý vị cười hay khóc. Hiểu không? Quý vị phải suy ngẫm.
Xin lỗi. Không cần. Ăn quá nhiều kẹo cũng khiến tôi khó chịu. Rồi. Tôi có, tôi có. (Sư Phụ ho làm con đau lòng quá.) Không sao, không sao, một chút nữa có thuốc. Cảm ơn nhe. Nhiều quá rồi. Ở trong bụng nó thành cái nhà thuốc rồi. Cô ấy muốn cho tôi uống thuốc. Tôi nói bao tử của tôi – dạo này người ta cho nhiều thứ [thuốc] quá – nó thành nhà thuốc tây rồi. Tôi nói bao tử của tôi đã trở thành… Lọ đựng thuốc chứa đầy thuốc. Bởi thế tôi không dám uống thuốc nữa. Thậm chí cái này cũng không. Uống thuốc mệt lắm.
Từ nhỏ tôi không bao giờ thích uống thuốc. Cha tôi luôn phải đè tôi xuống, rồi dùng thìa để mở miệng tôi ra, rồi đổ thuốc vào. Bằng không thì tôi không uống. Ông nói rằng thuốc bổ này, thuốc bổ kia tốt cho tôi, nhưng tôi không muốn uống. Trẻ con là như thế. Khi còn nhỏ, mình không sợ ai, phải không? Chết cũng không sợ, bệnh cũng không sợ. Bất cứ gì cũng không sợ. Bởi vì tâm chúng ta đơn thuần!
Rồi ha. Chắc tôi nói xong rồi. Chỉ muốn gặp quý vị một chút thôi. Tôi đi làm việc đây. Nhé? Ờ. Hẹn gặp lại. Thương quý vị. Thương quý vị. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Đôi giày. Ờ, cảm ơn. Được rồi. Không sao. Tôi sẽ đi hướng này. Thuận tiện hơn. Quý vị không cần phải dời chỗ. Đừng di chuyển. Tôi nhỏ người. Dễ thôi. Tôi đi một mình sẽ được thôi. Cảm ơn quý vị. Gặp sau nhé! Cảm ơn quý vị! Thương quý vị! Hẹn gặp lại – lát nữa, hoặc ngày mai.
Được rồi, quý vị. Mấy người đó từ xa đến, phải không? Quý vị đã gặp tôi trước đây chưa? Rồi? Chưa? Ai chưa gặp tôi thì đến đây. Ai chưa gặp tôi và đi từ xa đến thì đến đây. Đưa cho tôi cái này. Đây, đây. Đây cưng. Nặng đó. Để nó ở đó. Ừ. Quý vị chưa từng gặp Sư Phụ? Quý vị từ xa đến? Quý vị là ai? Thái Lan! Chỉ dành cho người ở xa thôi. Trung Quốc. Từ xa đến. Chỉ dành cho những bà ngoại. Những người trẻ tuổi có nhiều cơ hội hơn, còn những bà ngoại thì không. Già rồi có ít cơ hội hơn. Hiểu không? Quý vị đưa cho nhau, được chứ? Mỗi người - một cái. Một cái thôi. Một cái, nhé? Mỗi người một cái. Được rồi. Tôi đi đây. Tôi đi đây. Có đủ để đưa cho mỗi người một cái không? Rồi. Ngồi yên tại chỗ. Hộ pháp đưa cho mỗi người một cái. Mỗi người một cái thôi. Mỗi người một cái. Tôi đi đây. Tôi đi nhé. Tôi đi đây. Ồ, quý vị có rồi. Thương quý vị! (Chúng con thương Sư Phụ!) Tôi đi đây. Đi từ bên này, đi từ đây. Cảm ơn, cảm ơn quý vị. Đưa cho mọi người. Mỗi người một cái. Nhé? Làm ơn!
(Cái hết liền, hết ho á.) Dầu gì? dầu gì? (Dầu đỏ đỏ, dầu ớt đó Sư Phụ. Con sứt cho đồng tu hết ho liền.) À, hiểu rồi, đâu, đâu? Đâu vậy? (Dạ!) Có đây không? (Dạ có. Dạ có. Mà con đi lấy được không?) À, có nhiều không? (Dạ có). Cho người khác dùng với. (Dạ thưa Sư Phụ.) Rồi. Cảm ơn. Thương mấy đồng chí. Chào tạm biệt. Gặp lại sau nhé. Tạm biệt.