Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Nhất Tâm Và Dâng Hiến Trong Pháp Bhakti, Phần 5/6

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Truyền Hình Vô Thượng Sư là kênh ban phúc cho thế giới và chia sẻ kiến thức với đại chúng. Có hai cách: Một cách là dùng lời nói và minh họa; cách kia là yên lặng bên trong, âm thầm.. Và họ ăn trường chay (thuần chay). Họ làm việc thiện, họ thiền; [nghĩa là] họ cũng làm việc cho Truyền Hình Vô Thượng Sư. Họ làm phần vô hình, đồng thời cũng làm phần hữu hình.

Hôm nay chúng ta ăn mừng, vài bước tiến đến Thế giới Thuần chay tương lai, vài bước, vài bước tiến lớn. Không phải 100%, không phải trọn vẹn, nhưng vài bước tiến lớn. Tốt lắm rồi, phải không? Quý vị không vui à? (Dạ vui.) Tốt. Chỉ giữa mình với nhau thôi, tôi định nói điều đó với Truyền Hình Vô Thượng Sư, nhưng rồi quý vị sẽ không nghe được. Quý vị muốn nghe không? (Dạ muốn.) Quý vị chưa biết là gì mà. Được rồi. Tôi viết ở đây chỉ dành cho Truyền Hình Vô Thượng Sư, nhưng không sao, tôi sẽ cho quý vị biết. Trên mức tỷ lệ 100%, nếu thế giới ăn thuần chay, do tất cả kết quả của các bước tiến mà chúng ta có tới nay, 62% là từ nỗ lực của Truyền Hình Vô Thượng Sư. Và từ quý vị, tất cả đệ tử, 9%.

Quý vị không biết đâu, cho Truyền Hình Vô Thượng Sư, tôi cũng làm việc, ngày đêm. Và tất cả ban làm việc, họ làm việc, không quan tâm đến giờ giấc, không quan tâm hoàn cảnh gì hết. Họ ăn ngày hai bữa, đồ ăn vặt khoảng giữa không tính. Và nếu họ yêu cầu bia (không cồn) hoặc những thứ khác, cái đó không tính. Không sao, tôi cưng chiều họ, nhưng tôi thích vậy, bởi vì họ là tất cả những gì tôi có. Dù họ xấu hay tốt, tôi thương họ và cảm kích họ rất nhiều, bởi vì ở ngoài, họ có thể kiếm được nhiều tiền hơn. Ở đây họ muốn gì có đó, họ chỉ cần viết ra. Nhưng họ không muốn nhiều lắm.

Dĩ nhiên, họ có thể muốn mỗi người một chiếc xe hơi. Vậy cũng thích. [Nhưng] không có. Ngay cả xe hơi của tôi, tôi cũng mượn từ mấy bạn chó. Tôi mua một xe hơi lớn vì mấy chú chó. Và nếu mấy chú chó đi đâu bằng xe đó rồi, thì tôi phải đi chung với bất cứ ai; người làm việc bên ngoài, xe anh ta để đầy dụng cụ. Tôi nói: “Không sao, tôi đi với anh”. Đôi khi tôi không có người lái xe. Xe tôi đi theo chó rồi. Không phải cuốn theo chiều gió, mà cuốn theo mấy bạn chó. Nên, tôi phải đi với bất kỳ xe nào. Quý vị cũng biết mà, vài quý vị biết điều đó. Xe nào cũng được, xe hơi của nam hoặc nữ đồng tu. Và họ cứ xin lỗi rối rít: “Con xin lỗi, xe con dơ quá. Chúng con không biết Sư Phụ tới”. Tôi nói: “Dĩ nhiên là quý vị không biết. Tôi cũng không biết. Ngay cả tôi cũng không biết là sẽ đi xe của quý vị. Đừng bận tâm, miễn là nó lăn bánh, và đưa tôi về nơi tôi muốn, là tốt rồi”. Và tôi còn trả tiền xe, chút đỉnh thôi. Đôi khi tôi trả rất nhiều, đôi khi chỉ trả chút đỉnh, tùy vào lúc đó tôi có bao nhiêu tiền lẻ. Không quan trọng, tất cả đều trong gia đình mà. Đấy, ngay cả tôi cũng không có xe riêng. Thế thì đừng cảm thấy như tôi không đối xử tốt với họ. Nhưng họ có một xe làm việc. Họ có thể tự lái tới đây và tự lái về. Điều đó là chắc chắn.

Tôi đối xử với họ tốt bên trong nữa, nhưng đôi khi, tôi cũng phải kiểm tra họ. Nếu ngã chấp của họ nổi lên, thì khó để làm việc chung. Khi ngã chấp nổi lên bởi vì tôi cưng chiều họ hoặc khen họ, thì mọi thứ trở nên hỗn loạn. Rất khó, mất hết kiểm soát, và sự việc luôn luôn hỏng bét. Tôi thích khen họ. Đó là điều chúng ta nên làm khi người ta làm việc tốt, nhưng tôi rất kiệm lời khen, bởi vì mỗi khi tôi khen người nào đó, ngày hôm sau anh ta sẽ làm sai, hoặc cô ấy làm xáo trộn cả lên. Thật sự luôn luôn như vậy.

Sao tôi nói với quý vị mấy chuyện này nhỉ? Chuyện thú cưng, phải không? Thế là tới quyển lịch. Không chỉ bạn chó này, nhưng có lẽ mấy bạn chó khác nữa. Không chỉ đặc biệt cho trường hợp của tôi, mà nhiều bạn chó khác cũng làm vậy, bởi vì nhiệm vụ của chó là trông coi tài sản của người chăm sóc, cho nên nếu chú chó nhìn thấy của cải chạy đi xa, họ sẽ đem về và trả lại cho người chăm sóc. Đó là vấn đề. Quý vị hãy nhớ làm toàn những điều lành, bởi vì nếu quý vị làm gì xấu, chó, mèo của quý vị có thể trả lại cho quý vị với tất cả lòng tôn trọng và thiện ý. Quý vị có hiểu không? (Dạ hiểu.) Nên tôi không phải làm gì hết. Một số động vật sẽ chăm lo việc này cho tôi. Bây giờ quý vị biết tại sao chúng ta phải làm điều tốt. Einstein cũng nói điều đó một cách rất khoa học. Ông nói rằng nếu quý vị ở tại một chỗ đủ lâu và ném cái gì đó ra ngoài, nó sẽ quay trở lại với quý vị. Vì vậy, vào mùa Giáng Sinh, đôi khi quý vị trải nghiệm loại lý thuyết này. Quý vị tặng người nào đó một món quà mà quý vị thật sự không thích lắm, người đó đem nó cho người kia, và người kia đem nó cho người nọ, rồi có thể hai, ba năm sau nó trở lại với quý vị, thậm chí chưa mở ra; vẫn y nguyên. Thế nên, điều đó chứng minh rằng Einstein nói đúng. Và giáo lý nhân quả của Đức Phật dạy là đúng. Mùa Giáng Sinh, và mùa Tết, đôi khi quý vị trải nghiệm luật nhân quả này rất rõ ràng.

(Thưa Sư Phụ, vợ con không ăn chay. Cô ấy không phải là đồng tu. Có lần con bị bệnh. Con bị ung thư. Khi đến ngày giải phẫu, bốn ngày trước khi phẫu thuật, vợ con nói với con: “Anh yêu, có rất nhiều việc ở công xưởng. Anh sắp mổ rồi, và em muốn chăm sóc cho anh nhưng em ngại không dám hỏi người quản lý xin nghỉ. Em nên làm sao đây?” Con nói: “Ngày mai là còn ba ngày nữa thôi. Em mà chưa xin nghỉ, thì tới lúc đó sẽ gây bất tiện cho người khác. Em xin nghỉ nhanh đi”. Ngày hôm sau, khi cô ấy đang làm việc, lúc mười giờ [sáng], tổng giám đốc đi vào và nói: “Cô gì gì đó, cô có thể nghỉ phép hai tuần”. Vợ của con nghĩ rằng chắc con đã gọi ông chủ của cô xin phép cho cô. Nhưng con không hề gọi. Tối hôm đó khi cô ấy từ sở về nhà, hỏi con: “Anh yêu! Có phải sáng nay anh gọi cho ông chủ của em không?” Con nói: “Không, anh đâu có gọi”. Con nói: “Anh đang chuẩn bị về hưu sau khi phẫu thuật xong. Cho nên, anh đã bận túi bụi làm giấy tờ cho việc hưu trí. Làm sao anh có thời gian để gọi? Ngoài ra, anh đâu có biết số điện thoại của ông chủ em”. Cô ấy nói: “Không à? Kỳ lạ thật. Vậy tại sao khoảng mười giờ ông ấy đến văn phòng và bảo em rằng em có thể nghỉ phép hai tuần?” Con rất biết ơn Sư Phụ đã chăm sóc cho chúng con về mọi mặt. Một dịp khác, khi con bị bệnh ung thư ruột kết, Sư Phụ giúp con tìm được một bác sĩ. Khi con ở phòng mạch, bác sĩ nói: “Hình chụp X-quang của ông không rõ. Ông cần đi rọi siêu âm lần nữa”. Sau khi siêu âm, con chờ thêm nửa giờ nữa để lấy kết quả. Bác sĩ nói: “Đến đây”. Trong khi chúng con đang xem, thì ông bỗng nhiên thấy một bác sĩ từ thang máy đi ra. Ông nói với con: “Bác sĩ này là chuyên gia về đường tiêu hóa. Ông ấy rất giỏi chữa bệnh này. Nếu tôi nhờ ông ấy xem trường hợp của ông, ông có ngại không? Con nói: “Tôi không ngại”. ) Sao lại ngại? (Vì con không biết gì, dĩ nhiên, con nói con không ngại. Ông ấy nhìn vào đó và giải thích cho con biết. Ông nói: “Bệnh viện nhỏ này không có tia gamma. Khi ông cần phẫu thuật, tôi sẽ mượn thiết bị tia gamma từ Bệnh viện Đa khoa Cựu chiến binh”. Đây là một bệnh viện rất lớn ở Đài Loan (Formosa). Ông nói ông sẽ mượn thiết bị tia gamma cho con. Người bác sĩ trước hỏi ông: “Ông có chuyện gì mà phải xuống tầng dưới này vậy?” Ông kia nói: “Không có gì hết”. Lúc đó con nhận ra rõ ràng rằng Sư Phụ đã giúp con. Sau đó, cuộc phẫu thuật của con đã rất thuận lợi trong mọi phương diện. Con chịu khổ vì bệnh ung thư hai lần, và con biết ơn Sư Phụ đã chăm sóc cho con.)

(Kính chào Sư Phụ. )Chào. (Con muốn hỏi một câu về cha mẹ của con, họ thường đối xử với con rất tệ. ) Tệ thế nào? (Con xin hỏi Sư Phụ con nên làm gì về chuyện này. ) Họ đối xử với cô tệ thế nào? Nói nghe xem. (Họ đối xử với con như thú vật vậy. ) Ồ. Tại sao? Vậy, đừng về nhà nếu cô không cần phải về. (Dạ.) Chỉ khi nào cô nhớ họ và cảm thấy thương họ, thì về thăm họ thôi, nhé? (Dạ.) Hãy hiếu thảo hơn, vì cô là con của họ. Nhưng cũng khó. Đôi khi là do khoảng cách thế hệ. (Dạ.) Thế hệ lớn tuổi hơn có tư tưởng khác và kỳ vọng khác, (Dạ.) và thế hệ trẻ hơn suy nghĩ theo cách khác. Chúng ta bị xã hội ảnh hưởng. Đôi khi chúng ta không thấy vui. Chẳng hạn, khi các cô gái tới kỳ kinh nguyệt, đôi khi họ có thể trở nên thất thường. Rất khó để sống trong xã hội. Không thể đổ lỗi cho cô, và cũng không thể đổ lỗi cho gia đình cô. Nếu cô không thể sống hòa thuận với họ, thì thôi, đừng về nhà thường xuyên. (Ba tháng trước, con bị tai nạn xe hơi nghiêm trọng và xương sườn bên trái bị thương.) Bây giờ cô khỏe chưa? Cô đã đỡ hơn chưa? (Con nghỉ ngơi ba tháng. Rồi con bị cúm và vừa mới phục hồi. ) Thấy thương cho cô quá. Tôi lấy làm buồn là cô phải chịu đau khổ và rắc rối. Tôi rất tiếc. Tất cả chúng ta đều có nghiệp riêng. (Con đã có nhiều ác mộng kể từ thời thơ ấu của con. Cha mẹ của con đối xử với con đôi khi tốt, nhưng đôi khi rất tệ. Sư Phụ, con thật sự cảm thấy rất sợ. ) Hiểu. Việc làm hiện tại của cô có tốt không? (Dạ tốt.) Cô có cần tiền không? Tôi tặng cô chút tiền nhé? Dùng để mua thuốc men hoặc thuốc bổ để bồi bổ cho thân thể cô. (Dạ, cảm ơn Sư Phụ. Con thương Sư Phụ. ) Cảm ơn cô. Tôi rất lấy làm buồn cho cô. Chúng ta không thể làm gì với nghiệp. Hãy nhẫn chịu, rồi khi thời điểm đến, nó sẽ hóa giải. Nhé? (Dạ, cảm ơn Sư Phụ. ) Cô hãy tiếp tục tu hành và đừng bỏ tu. (Dạ. ) Miễn cô không bỏ tu là được. (Dạ, cảm ơn Sư Phụ. ) Tự chăm sóc lấy mình cho tốt. (Dạ, cảm ơn Sư Phụ. ) Tôi rất tiếc. Tôi không biết tại sao đôi khi mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái… Một đứa con nên có lòng biết ơn bao la đối với người đã sinh thành và nuôi lớn họ. Tại sao nhân duyên giữa quý vị trở thành như vậy? Chúng ta phải nhẫn chịu định nghiệp của mình, hiểu không? (Dạ, cảm ơn Sư Phụ.) Minh Sư chỉ có thể giảm hoặc làm nó suôn sẻ hơn thôi. Chứ không thể tẩy xóa hết; nếu không cô sẽ chết. Cô sẽ không thể sống trên thế gian nữa. Hiểu không? (Dạ hiểu. Cảm ơn Sư Phụ. ) Cô phải ráng nhẫn chịu, nhé? (Dạ, cảm ơn Sư Phụ. ) Tôi rất tiếc. (Dạ, không sao. ) Rất khó để nhẫn chịu quá nhiều đau khổ. Trẻ như vậy, mà phải trải nghiệm nhiều nỗi sợ như thế. Tôi hiểu. Tôi rất tiếc. (Dạ không sao. Cảm ơn Sư Phụ. )

(Thưa Sư Phụ, cảm ơn Sư Phụ đã chia sẻ tin về Truyền Hình Vô Thượng Sư, ) Ừ. (62%, và rồi 9% từ đệ tử. Con muốn hỏi chúng con có thể tăng tốc độ thay đổi sang thế giới thuần chay, bằng cách nhiều đệ tử hơn làm việc cho Truyền Hình Vô Thượng Sư? Như thế, nhiều đệ tử hơn thật sự tham gia vào việc làm cho Truyền Hình Vô Thượng Sư… ) Tất cả họ đều làm làm việc cho Truyền Hình Vô Thượng Sư, một cách gián tiếp. (Dạ.) Nhưng không phải tất cả 62% là từ Truyền Hình Vô Thượng Sư; 53% là từ Sư Phụ (Ồ!) Cho nên, dù có nhiều người hơn, nó có thể chỉ tăng thêm vài phần trăm thôi, (Dạ.) không nhiều lắm. Nhưng tất cả họ đều làm cho Truyền Hình Vô Thượng Sư. Truyền Hình Vô Thượng Sư là kênh ban phúc cho thế giới và để chia sẻ kiến thức với đại chúng. Có hai cách: Một cách là dùng lời nói và minh họa; cách kia là yên lặng bên trong, âm thầm. Và họ ăn trường chay (thuần chay). Họ làm việc thiện, họ thiền; [nghĩa là] họ cũng làm việc cho Truyền Hình Vô Thượng Sư. Họ làm phần vô hình, đồng thời cũng làm phần hữu hình. Họ đi ra ngoài, phát tờ thông tin, và họ giới thiệu người ta đến nhà hàng chay, thuần chay. Họ nói chuyện với người ta, bảo người ta ăn thuần chay, làm lành. Vậy, họ cũng làm việc cho Truyền Hình Vô Thượng Sư. Tất cả đệ tử, đệ tử tốt, đều làm việc cho Truyền Hình Vô Thượng Sư bằng những cách khác nhau. (Dạ, cảm ơn Sư Phụ.) Vì vậy, không cần cho họ nhảy vào thêm. Bởi vì nếu thêm người nhảy vào, chúng tôi phải có việc cho họ làm. Ngay bây giờ chúng tôi ổn rồi. Dĩ nhiên, chúng tôi có thể có thêm vài người, nhưng nhiều người hơn không có nghĩa là làm việc tốt hơn, không nhất thiết. Đôi khi thêm nhiều người vào, chỉ gây thêm rắc rối cho tôi. (Dạ hiểu.) Không vô điều kiện. Hiểu không? Không có tài năng. Hoặc cũng không sẵn lòng. Chỉ đến vì danh hiệu mà lại sợ cực nhọc, và có đủ thứ không bình thường. Cho nên, một số người đến rồi họ phải tự đi ra, hoặc tôi phải yêu cầu họ đi ra, vì nhiều lý do khác nhau – nghiệp: trước, sau, trái, phải, quá khứ, hiện tại, và đã tạo một số cho tương lai rồi. Cho nên, thêm người không có nghĩa công việc thêm trôi chảy. Ngã chấp cộng với nghiệp chướng.

Không dễ làm việc với con người. Và tôi là người không thích làm việc với bất cứ ai. Tôi là người thật sự ghét bảo mọi người phải làm gì. Tôi không thích chút nào. Tôi chỉ thích một mình, âm thầm làm bất cứ gì có thể. Hoặc chỉ ngồi uống trà, xem truyền hình như mọi người trên thế giới. Nhưng tôi phải làm nhiều thứ. Không phải chỉ làm Truyền Hình Vô Thượng Sư thôi. Mà còn doanh nghiệp, và phải lo cho tâm trạng của nhân viên, những sự việc xảy ra cùng lúc, và đủ thứ chuyện: nghiệp chính, nghiệp quá khứ, nghiệp hiện tại. Và tôi có chó cũng cần tôi chăm sóc nữa. Họ không thể chỉ sống mà không có tình cảm thương yêu và sự gần gũi. Mỗi lần tôi phải hy sinh [để họ lại] bởi vì tôi cần đi bế quan nhiều ngày hoặc nhiều tuần liên tiếp. Thì tôi cảm thấy xót thương cho họ. Nhưng họ hiểu, họ là những bạn chó tốt. Dù vậy, tôi cảm thấy mình không phải là người chăm sóc tốt lắm cho họ. Tôi lấy làm tiếc cho họ. Tôi nói: “Các con có thể có người chăm sóc tốt hơn”. Nhưng họ nói: “Không, không. Chúng con thương Ngài. Không sao. Tình thương của Ngài, chúng con cảm nhận, vậy đủ tốt rồi”, và này nọ. Họ thật là tốt. Dù có người trông coi chó, tôi vẫn phải chăm sóc họ nữa. Để chắc chắn là tâm trạng họ vui vẻ, họ cảm thấy được lưu ý. Để bảo đảm họ cảm nhận là tôi thương họ, và yêu quý họ. Thế nên, tất cả bánh (thuần chay), tất cả thức uống (thuần chay) mà nhà bếp đem đưa tôi, đều đi đâu đó. Hiếm khi đi vào bụng tôi! Tôi không có thời gian để ăn bánh (thuần chay), đôi khi khô queo vì tôi quên mất. Như nếu họ đưa tôi bánh (thuần chay), tôi để ở đó; [sau khi] chia cho mọi người rồi và vẫn còn chút đỉnh, có lẽ phần tôi hoặc để ăn sau, rồi tôi quên luôn.

Đôi khi tôi không có thời gian thậm chí để ăn nữa. Họ mang cho tôi thức ăn đúng giờ, nhưng tôi không bao giờ ăn đúng giờ. Bởi vì có thể tôi vẫn còn đang thiền, kiểm tra gì đó hoặc làm gì đó. Công việc bên trong của tôi quan trọng hơn so với bên ngoài. Nhưng việc bên ngoài cũng hỗ trợ việc bên trong. Bên trong nuôi dưỡng bên ngoài. Tôi không thể chỉ làm một bên. Vì vậy Truyền Hình Vô Thượng Sư là phần ngoài của bên trong. Bên trong là cho Truyền Hình Vô Thượng Sư bên ngoài, cho thế giới. Rồi thì tôi không ăn được. Và khi ra ngoài, tôi muốn ăn, thì lúc đó công việc lại đến. Cho nên tôi phải làm việc trước, vì thời gian. Nên đôi khi, tôi nhảy ra khỏi phòng tắm, giữa lúc đang tắm, vì điện thoại hoặc vì công việc đến. Và thời điểm, như [cần] phát sóng lên truyền hình đêm nay, thì tôi làm càng sớm càng tốt, lỡ như có gì thay đổi thì họ có thời gian để sửa bởi vì chúng tôi còn phiên dịch nữa. Nhiều ngôn ngữ phải đổi. Nếu tôi đổi một chỗ tiếng Anh, họ phải đổi tất cả 23, 26 ngôn ngữ. Đây là một ban làm việc lớn và tổ chức lớn. Do đó, không chỉ đơn giản như quý vị xem truyền hình. Ô, hay quá! Truyền Hình Vô Thượng Sư. Hay quá! Trời! Làm giỏi lắm! Đẹp, đầy màu sắc, trôi chảy. Chúng tôi làm việc, xin lỗi, như chó. Chúng tôi làm việc như trâu bò phía sau hậu trường. Và tôi chỉ là một người trong số họ. Họ làm việc rất vất vả. Hầu hết họ làm việc rất chăm chỉ, và rất tận tâm, và rất có tài. Và tôi cảm tạ Thượng Đế mỗi ngày vì điều đó. Và tôi cũng cảm ơn họ. Đôi khi tôi viết: “Giỏi lắm. Cảm ơn quý vị rất nhiều. Ban phúc cho quý vị”, đại khái vậy. Hoặc “Thương quý vị” hoặc chỉ để một trái tim. Và điều đó làm họ cảm thấy hạnh phúc.

Nhưng mỗi điều nhỏ đều cần thời gian. Giống như chơi với chó này và rồi chơi với chó kia. Mọi thứ đều cần thời gian; cần hai tiếng liền cho họ đồ ăn vặt và rồi lau miệng cho họ, thay nước uống và lau dọn sàn nhà sau khi họ ăn. Bằng không, kiến sẽ bò vào. Hoặc côn trùng bò vào. Hoặc họ sẽ đạp lên và rồi in lên giường tôi hoặc mền, hoặc bất cứ gì. Họ in bàn chân của họ trên đó. Nếu tôi không dọn kịp, thì nước và loại thức ăn dính, đồ ăn vặt, bất cứ gì, sẽ in trên giường tôi. Và tôi không muốn vậy, vì sau đó phụ tá của tôi phải giặt ga giường, phải làm sạch. Chúng tôi không phải lúc nào cũng muốn giặt và lau dọn, cũng vì môi trường nữa. Cho nên, tôi cũng làm việc rất cực. Và thậm chí trong lúc bế quan, không phải lúc nào tôi cũng có thể ở yên một mình, bởi vì đôi khi có việc khẩn cấp tôi cần phải lo liệu. Ngay cả trong những lúc bế quan, quý vị không làm việc gì hết, nhưng tôi phải làm. Vì thế, một số cuộc bế quan của tôi chỉ được 50% thành công, 30% thành công, bởi vì tôi phải đưa sự chú ý của tôi ra ngoài để lo liệu mấy công việc bên ngoài, [việc] Truyền Hình Vô Thượng Sư khẩn cấp. Luôn luôn có việc để làm. Không bao giờ không có việc.

Quý vị nghĩ sao? Tôi trông đẹp đẽ, ngồi thoải mái suốt ngày ở nhà như vầy hả? Mỉm cười toe toét, hoặc chơi với chó, hoặc chụp hình bông hoa hả? Ồ, lãng mạn làm sao! Sư Phụ, chỉ chụp ảnh, và chỉ làm việc vào Chủ nhật thôi. Tôi chụp ảnh chỉ là tiện thể, nói cho quý vị biết. Như họ chở tôi tới đây chẳng hạn, nếu tôi thấy một số hình ảnh hoặc cây cối đẹp: “Dừng lại! Dừng lại! Dừng lại! Mau lên”. Hoặc có thể chụp từ cửa sổ của xe hơi. Tùy vào giao thông tệ thế nào, hoặc chúng tôi ở trên loại đường nào, hoặc đường cao tốc nào. Đôi khi trên đường cao tốc, ồ, đẹp quá tôi không cưỡng lại được. Làm ơn nào, một ngồi cạnh tài xế, một lái xe; cả hai người ngồi hai bên để canh chừng tới khi tôi chụp xong hình. Người chạy [xe] ngược chiều trong lúc tôi chụp, họ bấm còi “Bíp! Bíp! Bíp! Bíp! Á! Á!” Họ chỉ vào đầu họ, “Á! Á!” Họ nghĩ tôi “khùng”. Lần nọ, tôi đi với đội ngũ Truyền Hình Vô Thượng Sư, cùng lúc. Và tôi nói với đồng tu đang canh chừng tôi trong khi tôi chụp hình. Tôi nói: “Cưng này, bây giờ, tất cả anh chị em trong nội bộ Truyền Hình Vô Thượng Sư, họ tin chắc là tôi ‘khùng’ rồi. Trước kia, họ chỉ nghi ngờ thôi. Giờ thì họ tin chắc chắn là Sư Phụ họ ‘khùng’ rồi.” Họ tận mắt chứng kiến. Ngừng xe ngay giữa xa lộ, không biết chụp hình gì? Sao lại quan trọng thế chứ? Nhưng tôi không nhịn được.

Một số người thích hình tôi chụp và nó làm họ vui. Có người nói, ngay cả mỗi lần thấy hình Sư Phụ [chụp], chỉ vài giây thôi, cũng làm cô ấy vui sướng rồi. Tôi biết nó làm cô ấy vui, bởi vì nó làm tôi vui. Mỗi lần, nếu tôi tình cờ có thời gian hoặc tôi thoáng nhìn Truyền Hình Vô Thượng Sư, nếu là mục BMD (Giữa Thầy và Trò,) tôi chờ để xem hình mà tôi đã chụp. Tôi không quan tâm về phần còn lại của bài giảng. Sau khi tôi nhìn thấy hình, thế là xong. Được rồi. Tạm biệt! Tôi có thể không nhớ những gì tôi nói trong bài giảng, hoặc có thể nhớ, cũng chẳng màng. Tôi chỉ nhìn cái hình: “Ôi cha! Đẹp! Thích hình đó”. Thật vậy, tôi yêu nghệ thuật.

Xem thêm
Tất cả các phần  (5/6)
1
2020-06-15
5674 Lượt Xem
2
2020-06-16
5441 Lượt Xem
3
2020-06-17
4893 Lượt Xem
4
2020-06-18
4640 Lượt Xem
5
2020-06-19
4651 Lượt Xem
6
2020-06-20
4459 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android