Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Việc Làm Dũng Cảm Của Ngài Thanh Hải Vô Thượng Sư Cho Thế Giới, Phần 11/12

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Chúng ta không có tinh cầu B. Nhé? Chỉ mấy nơi khác có. Không phải ở đây. Chúng ta không thể thay thế ở đây. Tôi không muốn hàng tỷ người đau khổ nếu có gì đó xảy ra cho Địa Cầu. Thành ra tôi hết sức cố gắng.

Dựa vào nước biển và máy móc. Không phải lúc nào cũng an toàn ha? Và cả thành phố phải uống loại nước đó. Có lẽ họ có thể lọc bằng một số dụng cụ đặc biệt, đúng không? (Dạ đúng.) Một ly đặc biệt, một lọ đặc biệt, một bình hay gì đó, có thể lọc được. Nhưng bao lâu? Và họ phải rửa bằng nước đó, tắm gội bằng nước đó. Rửa rau và mọi thứ bằng loại nước đó. Và biển thì mênh mông, nhưng ngày nay, không phải chỗ nào nước biển cũng sạch. Họ đổ nước thải xuống biển, đổ rác xuống biển, hoặc chúng chỉ chảy xuống, ngẫu nhiên, một cách tự nhiên, và đủ loại nhựa, hạt vi nhựa trong đó và rồi đủ thứ đồ bẩn hoặc hệ thống nước thải, đều chảy vào biển bởi vì chúng không có nơi nào khác để chảy đi, ở một số quốc gia là như vậy. (Dạ.) Hay đôi khi [do] bão hoặc động đất, nên hệ thống bị hỏng, rồi tất cả nước thải chảy ra biển, ra sông hoặc ra hồ và rồi chúng ta uống nước đó. (Ồ.) Thậm chí không được tái chế, thậm chí không được lọc. Cho dù nước thải được lọc, họ nói có thể uống, nhưng quý vị tưởng tượng uống nổi không? (Dạ không.) Quý vị cứ phải như không biết, vậy là tốt nhất. (Dạ.) Nếu quý vị ở trong một quốc gia như thế và biết điều đó có thể xảy ra, thì chỉ ráng nghĩ có lẽ tách của tôi không có nước đó. Mà ở nơi nào đó khác. Chắc họ dùng nước đó chỉ để tắm, chắc họ không dùng nước đó trong hệ thống nước của tôi. Quý vị đánh cược, hy vọng, cầu nguyện. (Dạ.) Không phải ai cũng có đủ điều kiện để mua nước lọc. Nhiều người phải uống nước đó. Và tôi cầu cho họ không cần phải biết. Sao tôi nói nhiều về mấy điều này quá vậy?

Chọn chất lượng, chọn thể loại, và cung cấp những gì tốt nhất cho mọi người. Cố gắng làm càng nhiều càng tốt. Điều đó giúp. Có giúp, một số, nhiều người, (Dạ, Sư Phụ.) để khai sáng cho họ, đối xử tử tế với nhau, đối xử nhân từ với động vật. Quý vị giúp giải cứu hàng triệu, hàng tỷ động vật theo thời gian, nếu không không mau hơn. Có giúp. Có một số kênh miễn phí. Họ cũng rất vui. Vì một sư huynh của quý vị lo liệu việc đó. Anh ấy luôn luôn nói: “Cảm ơn Sư Phụ. Chúng con luôn tìm thấy các kênh tốt, giúp thế giới”. Và rồi gần đây tôi phát hiện rằng một số kênh không bắt mình trả phí chút nào. Hoặc là kênh internet, hoặc truyền hình, hoặc cáp. Tôi nói: “Không, không, không được”.

Tôi viết cho họ. Một sư tỷ quý vị biết chuyện đó. Tôi bảo quý vị viết giùm tôi. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Tôi nói: “Không, không được. Tôi chưa bao giờ nhận tiền từ ai hết. Chúng ta phải trả, bởi vì họ, người chủ đài truyền hình, truyền hình cáp, phải trả [chi phí]. Họ giàu đến thế sao?” Họ trả lời: “Không, không. Con không biết họ giàu hay không. Họ không muốn tiền của chúng ta. Họ thích nội dung của mình. (Ồ.) Họ thích nội dung truyền hình mình”. Tôi nói: “Họ phải thích chứ. Chúng ta làm việc ngày đêm, hy sinh bữa ăn, giấc ngủ cho truyền hình. Chúng ta làm việc với khả năng tốt nhất của con người rồi. Họ phải thích chứ. Và chúng ta chọn lọc, làm tốt nhất. Nên nếu họ thích, cũng không có gì ngạc nhiên. Nhưng chúng ta phải trả, bởi vì họ phải trả”. Họ nói: “Không, họ không muốn nhận tiền của chúng ta”. Một số còn muốn trả cho chúng ta để phát sóng truyền hình của mình.

Chờ chút. Chắc hôm nay nghiệp chướng nhiều, không phải của quý vị. Nghiệp thế giới. Có ngày ít hơn, có ngày nhiều hơn. Tôi lại chảy nước mắt sống nữa rồi, và có lẽ bởi vì những điều chúng ta đang nói, sẽ ảnh hưởng rất nhiều người, nên nghiệp đã đến với tôi rồi. Tôi chưa từng chảy nước mắt thế này cho đến hôm nay. Bởi vì khi tôi không gặp đệ tử, sẽ không có gì xảy ra, (Dạ, thưa Sư Phụ.) ít hơn, ít xảy ra hơn.

Lúc này tôi nghĩ nhiều quốc gia không cho mọi người, như ngay cả Việt Nam [Âu Lạc], họ không cho người nước ngoài nhập cảnh, ngoại trừ vì lý do rất đặc biệt nào đó. Hoặc người dân của họ, từ nước ngoài về, và rồi phải cách ly và kiểm tra trước khi cho họ ra ngoài. Ồ Trời ơi, thật là một đại dịch tai hại. Họ làm mọi người trở thành tù nhân. Thấy không? (Dạ thấy.) (Dạ thấy, thưa Sư Phụ). Cộng nghiệp như thế đó. Nhưng có một số điểm tốt. Ở Ireland, họ thả nhiều, hay có lẽ thả hết tù nhân bởi vì họ không muốn COVID-19 trở thành một nhóm dính chùm ở đó. Tôi vừa thấy ở đâu đó. Có lẽ họ không thả tù nhân vào xã hội. Chỉ như là cô lập ở đâu đó, để họ không lây nhiễm nhau nhiều hơn. Vậy tốt cho họ, ít nhất họ có thêm chút tự do và riêng tư. (Dạ, Sư Phụ.)

Bây giờ. Tại sao tôi nói điều đó? Chúng ta không có tinh cầu B. Nhé? Chỉ mấy nơi khác có. Không phải ở đây. Chúng ta không thể thay thế ở đây. Tôi không muốn hàng tỷ người đau khổ nếu có gì đó xảy ra cho Địa Cầu. Thành ra tôi hết sức cố gắng. Và tệ nhất là, điều gì đó xảy ra cho linh hồn của họ. Bởi vì, ồ Trời ơi, cứu hết hàng tỷ người từ địa ngục là một nhiệm vụ khổng lồ. Tất cả nghiệp của họ sẽ theo họ mãi mãi. Một con số lớn như vậy, khó mà can thiệp.

Hãy cẩn thận, về những gì mình cống hiến cho thế giới, thông qua truyền hình của chúng ta. Điều này xứng đáng với sự hy sinh của quý vị. Và tôi mãi mãi biết ơn quý vị. Tôi thực sự cảm ơn quý vị. Quý vị biết tôi có ý đó. Phải không? (Dạ, Sư Phụ.) (Chúng con cảm ơn Sư Phụ.) (Cảm ơn Sư Phụ.) Tôi cảm ơn quý vị đã hy sinh những năm đẹp nhất đời mình để ở lại làm việc với tôi như một đội. Tôi cũng cảm ơn tất cả đồng tu quý vị, trên toàn thế giới. Họ cũng hy sinh thời gian của họ, cho dù họ có gia đình và công việc của họ. Tôi cảm ơn tất cả quý vị. Tôi nói thật đó. (Cảm ơn Sư Phụ.) Tôi không màng tôi là ai. Tôi không màng quý vị là ai. Tôi cảm ơn quý vị. Trong công việc này, chúng ta bình đẳng. Quý vị hiểu không? (Dạ hiểu.) Tôi chỉ là đồng đội của quý vị. Quý vị hiểu không, đồng đội? Trong công việc Truyền Hình Vô Thượng Sư này, tôi là đồng nghiệp của quý vị, ý nói bạn đồng nghiệp. Nhé? Chúng ta là bạn, là đồng đội, chung sức làm việc. Vậy thôi. Thành ra tôi luôn luôn viết cảm ơn quý vị. (Dạ, Sư Phụ.) Tôi là Sư Phụ. Đó là một lĩnh vực khác. Nhưng trong công việc này chúng ta hợp lực như một đội. Thành ra tôi luôn cảm ơn quý vị.

Tôi cảm ơn quý vị đã giúp thế giới. Cảm ơn quý vị đã hy sinh. Cảm ơn quý vị vì kỹ năng, vì tài năng của quý vị, vì sự thiện lành, vì lòng chân thành, vì lòng tốt của quý vị. Tôi cảm ơn quý vị. Tôi biết. Quý vị biết, phải không? Quý vị biết nhiều lần tôi cảm ơn quý vị. (Dạ, thưa Sư Phụ.) Không phải lúc nào cũng giống nhau. Tôi có thể. Tôi có thể làm vậy. Tôi có thể chỉ viết một câu: “Cảm ơn vì tài năng, sự thiện lành, tấm lòng của quý vị”. Và rồi in ra cho mọi người. Nhưng tôi viết bất cứ gì đến trong tâm trí [lúc đó]. Tiết mục khác nhau, đội khác nhau.

Tôi cảm ơn tất cả quý vị và toàn thể đội ngũ. Bởi vì tôi xem mình là đồng đội của quý vị. (Dạ.) Như bình đẳng. Bởi vì chúng ta làm việc cho cùng một lý tưởng. Với cùng lý tưởng, cùng hướng và làm cùng công việc. Nên chúng ta là một đội. Trong tiêu chuẩn con người, tôi chỉ là một đội với quý vị. Nhưng tôi là Sư Phụ của quý vị. Cái đó khác. Lực lượng Minh Sư, tôi dùng để giúp quý vị, giúp thế giới và vũ trụ. Đó là chuyện khác. Nhưng khi tôi làm cùng một việc với quý vị, chúng ta là một đội. Hiểu không? (Dạ hiểu, thưa Sư Phụ.) Tôi muốn quý vị cũng nhìn tôi theo cách đó, nên đừng ngần ngại hỏi tôi điều này điều kia hoặc cho tôi biết có điều gì sai. Quý vị không bao giờ làm vậy. Quý vị cho tôi biết này kia. Phải không?

Cảm ơn quý vị rất nhiều. Nhưng quý vị nói với tôi cái này không… và như vậy là tốt. Chúng ta làm việc với nhau như vậy để có thể luôn tốt hơn và cải tiến. Giờ, tôi đã nói với sư tỷ quý vị vài lần rồi, tôi nghĩ ít nhất là ba lần, tôi nói: “Chúng ta đến nơi tôi yêu thích tại Hy Mã Lạp Sơn, và ở đó, bên cạnh quán bán bánh samosa. Và chúng ta có thể ăn hơn một cái, hoặc hơn hai cái”. Bởi vì lúc đó, tôi không có đủ tiền. Chỉ có thể mua hai cái, tối đa hôm đó. Rồi hôm khác tôi không thể. Nhưng bây giờ, tôi nghĩ tôi có thể, quý vị có thể ăn cả quán nếu muốn. Chúng ta thay phiên nhau ăn cả quán. Ngay bây giờ, chúng ta đều phải hy sinh mấy cái bánh samosa này mà tôi quảng cáo quá chừng. Bà đó, nếu còn sống hay không, bà ấy nên tặng tôi một vài bánh samosa miễn phí cho quảng cáo này. Phải không? Bởi vì bà ấy làm mấy cái bánh rất nhỏ, cỡ cổ tay tôi, như vầy, bánh samosa.

Trong cửa hàng bình thường, họ làm lớn hơn, khoảng cỡ này. Nhưng nếu họ làm lớn hơn, sẽ đắt tiền hơn, thì tôi không thể trả nổi thậm chí nửa cái bánh. Thế nên bà ấy làm rất nhỏ. Cỡ cổ tay tôi, và tôi chỉ có thể mua được một cái mỗi ngày, bởi vì tôi không biết sẽ ở đó bao lâu, và tiền của tôi cạn dần vì đã tặng khắp nơi, Thượng Đế gia trì. Thượng Đế gia trì để tôi có thể tặng tiền lúc đó. Với bản thân tôi lúc bấy giờ, khi tôi tặng 10.000 mark Đức, đó là số tiền rất lớn đối với tôi. Thử nghĩ xem tôi không còn gì nữa, có lẽ chỉ đủ một vé bay trở về và tiền xe tắc-xi thôi.

Đó là tiền hưu bổng của tôi mà tôi rút ra sớm. Ở Âu châu quý vị có thể làm vậy, có thể rút tiền của mình ra. Không biết các quốc gia khác thì sao, nhưng tại Đức quý vị có thể làm vậy. Quý vị có thể lấy tiền của mình, rút tiền hưu bổng ra. Bởi vì khi làm việc, quý vị trả tiền hưu bổng, và nếu không chờ tới khi mình lớn tuổi hoặc không làm việc nữa, nhưng muốn tiền đó, thì quý vị có thể rút tiền đó ra. Đó là tiền hưu bổng của tôi. Bởi vì tôi chỉ lấy được từ Đức, chứ không lấy được từ Pháp hoặc mấy nơi khác mà tôi đã làm việc trước đây, tôi không nghĩ vậy, chỉ ở Đức thôi, tôi đã làm việc ở đó. Và nghĩa là tôi cúng dường tất cả [số tiền] mà tôi có lúc đó. Với tôi đó là số tiền lớn. Và rồi khi tôi trở lại, bằng cách nào đó, tôi trở lại và rồi đã có thêm một số tiền nhưng rất ít, rất ít, không phải 10.000 như vậy.

Hoặc có lẽ chồng cũ của tôi bỏ một ít tiền vào ngân hàng sau khi tôi rời đi mà tôi không biết hoặc trước khi tôi rời đi mà tôi không biết. Tôi định đóng tài khoản ngân hàng, vì tôi nghĩ không còn tiền trong đó, giữ tài khoản để làm gì. Có lẽ chỉ 10 đô la, và tôi không muốn giữ tài khoản đó trong ngân hàng lỡ như tôi phải trả tiền dịch vụ. Lúc đó tôi nghĩ vậy. (Dạ.) Nên tôi đi đóng tài khoản, và rồi có lẽ tôi có, 4.000 mark Đức. Không biết là bao nhiêu đô la Mỹ ngày nay. Không thể nhiều hơn thế. Trên dưới khoảng đó. Không quan trọng, không nhiều lắm, và tôi phải mua vé từ số tiền đó, và phải sinh sống. Phải mua thức ăn, nhưng tôi rất cần kiệm, chỉ [mua] bánh chapati và bơ đậu phộng, và vài trái dưa leo. Chỉ có vậy, mỗi ngày. Và một cái bánh samosa. Cũng không phải mỗi ngày, không phải mỗi ngày.

Nào, bánh chapati, dưa leo và bơ đậu phộng tôi biết là đủ bổ dưỡng. Tôi biết là bơ đậu phộng có đủ dinh dưỡng cho mình. Tôi nhỏ người. Và bánh chapati, bánh chapati bột nguyên cám, sẽ đủ tốt cho tôi. Do đó tôi ăn mức tối thiểu nhu cầu dinh dưỡng để sống sót. Và tôi rất vui. Bây giờ nghĩ về lúc đó, tôi hạnh phúc nhất ở đó… phải, lúc đó. Mặc dù tôi không có nhiều tiền và không có đủ thức ăn ngon.

Xem thêm
Tất cả các phần  (11/12)
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android