Hồi tôi sống ở Hồng Kông, họ yêu cầu tôi dời chuyển nhiều lần. Tôi có một cái lều rất lớn. Khi tôi mới tới đó, nó trông hoành tráng, nhưng mới ở được có nửa ngày, anh ta nói: “Thưa Sư Phụ! Ngài phải dọn đi. Bão đang đến”. Sau đó anh ta dỡ mái vòm của tôi ngay lập tức. Hơn nữa, cái mái vòm đó, anh ta làm rất phức tạp. Làm nó theo hình dạng mái bát thập giác. […] Sống ở đó thật ra rất vui. Sống ở đó nửa ngày lại phải dọn đi. Và hôm sau dọn trở lại.
Hồng Kông hả? Thôi, đủ rồi, đủ rồi, đủ rồi. Đủ rồi. Ngã chấp của tôi phồng rất lớn rồi. Nếu nó tiếp tục phồng lên, thì quý vị phải rời khỏi khán đài này. Sẽ không còn chỗ để quý vị ngồi nữa. Cho nên đây là… Có nhân vật nào “tệ” hơn không? Sao đồng tu Hồng Kông đều ở đây? Tất cả đều từ Hồng Kông hả? Hầu hết quý vị? Tất cả quý vị? (Dạ không.) Không? (Hồng Kông, Singapore.) Singapore. Đại Lục? Họ ngồi đâu? Ồ! Không dám nhìn. Tôi đã bảo [hộ pháp] sắp xếp những người từ Đại Lục và Âu Lạc (Việt Nam) ngồi đằng sau chót. Sao quý vị lại chạy tới đây? Lạ thật. Sao người Đài Loan (Formosa) cũng chạy tới đây ngồi? Lạ thật. Thôi được, không sao. Vậy thì chúng ta có thể nói tiếng Hoa thuận tiện hơn. Được không? (Dạ được.) Tôi không nói tiếng Quảng Đông đâu. Quý vị rất đẹp. Sư Phụ rất đẹp. Rồi. Có gì muốn nói tôi nghe không? Không có thì giải tán.
Lâu rồi không gặp. (Lâu rồi chúng con không gặp Sư Phụ.) Bây giờ anh kết hôn với ai? (Dạ không.) Không? Thế thì làm sao anh có thể ngồi đây? Ồ! Anh đã cứu mạng anh ấy. Hãy cẩn thận. Tên anh ấy là Tiểu (nhỏ), nhưng ngã chấp lại rất “lớn”. Hãy cẩn thận. Mọi người khoẻ chứ? (Dạ khoẻ. Kính chào Sư Phụ.) Hồng Kông tình hình thế nào? Hồng Kông bây giờ ra sao? Tốt không? (Dạ tạm thời thì tốt.) Tạm thời thì tốt? (Ít nhiều giống như trước.) Ít nhiều vẫn như trước đây. Chà! Tuyệt vời! Vậy thì tôi có thể trở lại đó và ở một thời gian? Không. Không. Không. Không. Không. Không. Không. Đừng nói vớ vẩn. Ở đâu tôi cũng có nơi để ở. Sao tôi trở lại Hồng Kông làm chi? Nơi đó tên là Hồng Kông, tức là Hương Cảng, nhưng lại hôi. Quá nhiều người, và không đủ cống thoát nước. Hiện tại nó vẫn như vậy, phải không? (Dạ bây giờ vẫn vậy.) Ờ. Tốt là quý vị vẫn có thể ra nước ngoài. Không tệ.
Có câu hỏi nào không? Tôi đang hỏi Hồng Kông, không hỏi Đại Lục. Đừng nói. Kỳ lạ Bỗng nhiên nói tiếng Hoa, tôi lại không biết phải nói về điều gì. Có câu hỏi nào không? (Dạ không.) Ngoại trừ việc mời tôi đến Đại Lục và Âu Lạc (Việt Nam), thì có thể hỏi bất cứ điều gì. Miễn là đừng khóc lóc ồn ào, thì có thể diễn bất cứ gì. Có thể diễn kịch. Sao bây giờ cô trông đẹp vậy? Cô trông đẹp hơn. Cô có trang điểm, phải không? (Dạ có.) Ừ có. Có hả? (Dạ một chút ạ. Thoa chút son môi.) Thoa chút son thôi à? Nhưng cô ấy trông rất đẹp. Đẹp hơn so với trước đây. (Dạ cảm ơn Sư Phụ.) Ngoại trừ tóc hơi bạc. Tương tự như tôi. Rồi sao? Còn có thay đổi nào không? Quý vị vẫn còn cái lều trên đó ở Hồng Kông? Thế mỗi lần bão đến có còn phải dỡ lều không? Sống ở đó rất cực. Tôi không muốn đến đó. Hôm nay có nhà, nhưng ngày mai bão đến, mọi thứ sẽ biến mất.
Hồi tôi sống ở Hồng Kông, họ yêu cầu tôi dời chuyển nhiều lần. Tôi có một cái lều rất lớn. Khi tôi mới tới đó, nó trông hoành tráng, nhưng mới ở được có nửa ngày, anh ta nói: “Thưa Sư Phụ! Ngài phải dọn đi. Bão đang đến”. Sau đó anh ta dỡ mái vòm của tôi ngay lập tức. Hơn nữa, cái mái vòm đó, anh ta làm rất phức tạp. Làm nó theo hình dạng mái bát thập giác. Bình thường người ta làm mái bát giác thì cũng đã rất phức tạp rồi. Anh ta làm nó trông như bát thập giác. Ôi! Dỡ nó quá khó. Và ở đó có rất nhiều côn trùng. Có rất nhiều sâu bướm. Khắp nơi đều có. Bước ra ngoài một cái, là tôi cứ phải phủi côn trùng. Vừa đi vừa phủi. Sống ở đó thật ra rất vui. Sống ở đó nửa ngày lại phải dọn đi. Và hôm sau dọn trở lại. Tôi sống được nửa ngày và anh ta cũng phải mất nửa ngày để dỡ mái vòm xuống để dọn đi. Khi tôi trở lại, phải đợi ít nhất nửa ngày nữa. Đôi khi anh ta dựng nó lên không đúng cách. Mái Bát Giác thành Mái Thất Giác. Trông rất kỳ lạ. Những chuyện đó tôi vẫn còn nhớ. Cho nên, bây giờ họ mời tôi trở lại Hồng Kông, tôi nói: “Thôi, cảm ơn”. Tôi nói không.
Đã vậy rồi, mà còn có người [ngoài] lên đó và rất ồn ào. Mỗi ngày đều có người đến tập thể dục, duỗi chân sột soạt và nói lớn tiếng. Nhớ không? Họ nói rất to. Ngày nào tôi cũng sợ, tưởng họ cãi nhau. Nhưng không phải. Tôi hỏi thị giả: “Này! Tại sao người ta ngày nào cũng cãi nhau vậy?” Anh ấy nói: “Dạ không phải”. Anh nói: “Người Hồng Kông khi vui họ nói lớn tiếng như vậy đó”. Tôi nói: “Sao vui mà họ lại nói chuyện lớn tiếng như thế?” Nếu quý vị cần thông dịch, thì tự lấy [máy nghe] nhé. Quý vị cần thông dịch hả? Đi lấy [máy nghe] đi. Tôi nói: “Trời ơi! Vui mà họ như thế này, nếu như họ giận thì sao…” “Nếu họ giận, chúng ta sẽ gặp rắc rối [to]”.
Ở đó cũng có vài người-thân-chó. Con người và người-thân-chó tất cả đều vui vẻ. Khi vui, tất cả họ đều vui. Con người và người-thân-chó cùng nhau “kêu la”. Có một lần… Không biết người phụ nữ đó là ai… Một bà cụ đi ra bị người-thân-chó đang vui cắn vào mông bà. Kỳ lạ? Vui mà tại sao lại cắn người ta? Tôi nói: “Kỳ lạ. Chẳng phải quý vị nói là người-thân-chó… những người-thân-chó đó đang vui sao? Bình thường họ chỉ sủa, sao hôm nay chú lại cắn người?” Bà lão nói: “Hôm nay chú vui, nhưng lại lười không muốn sủa. Bởi vì lười không muốn sủa, nên miệng chú luôn mở. Rồi tôi tình cờ đi ngang qua, và chú ngậm miệng lại. Sau khi ngậm miệng lại, chú lười không muốn mở miệng ra. Sau khi về nhà kiểm tra, tôi có thể đếm tới mười mấy vết cắn từ răng của chú”. Tôi nói: “Bà già vậy rồi, nên sau này đừng đến những nơi người-thân-chó ‘vui’ nữa nhé”.
Con người và người-thân-chó ở Hồng Kông thật sự rất đặc biệt. Vui lên là cái gì họ cũng cắn. Tôi thích họ lắm. Quý vị đều nhớ chuyện này. Tôi không nói dối. Không nói dối. (Dạ không.) Thật vậy, chuyện có thật. Ôi, Trời ơi. Bà cụ đó còn sống không? Đằng kia. À. Đúng rồi. Tôi có nhân chứng, vật chứng. Tôi không bịa chuyện đó. Thật tiếc là quý vị không mang người-thân-chó đó đến đây. Có nhân chứng nhưng không có vật chứng. Nhưng những dấu vết trên mông bà lão chắc chắn vẫn còn đó. Kỳ lạ. Kỳ lạ. Tôi cảm thấy kỳ lạ. Tôi nghĩ về điều đó nhiều ngày, nhưng không hiểu nổi tại sao người-thân-chó khi vui lại cắn bà lão. Có rất nhiều người đi lên đi xuống ở đó, nhưng chú chỉ bắt nạt một bà lão. Tôi an ủi bà ấy và nói: “Không sao đâu. Có lẽ chú muốn có nhân duyên với bà”. Thông dịch có ổn không? Quý vị nghe có hiểu tôi nói gì không? Với những ai không đến từ Hồng Kông, [thì nghe chuyện này] thật buồn cười.
Quý vị người Hồng Kông rất đặc biệt. Thật sự rất đặc biệt. Quý vị nói chuyện như cãi nhau. Người-thân-chó khi vui thì cắn. Vậy mà họ vẫn muốn tôi trở lại sống ở đó. Tôi không thích kiểu bầu không khí vui vẻ đó. Kỳ lạ. Họ có thể vui bất cứ lúc nào, nhưng họ đều chọn vui và nói rất lớn vào sáng sớm khi chúng ta còn đang thiền. Họ nói lớn một cái, là cả nước đều thức dậy. Nhưng ít ra là ở Hồng Kông, chúng tôi không cần đồng hồ báo thức. Mỗi ngày họ đến tập thể dục đều đánh thức chúng tôi dậy khoảng 4, 5 giờ sáng, phải không? Mỗi lần khi chúng tôi đang nhập định sâu hoặc đang ngủ say, thì họ nói lớn tiếng và cả tỉnh thành đều thức dậy.
Được rồi. Quý vị có câu hỏi nào không? Đừng để tôi thành chàng hề ở đây. Được rồi ha? Cười xong rồi ha? Vậy thì phải tiễn khách rồi.
Còn có bao nhiêu nhóm như kiểu nhóm này? Có bao nhiêu nhóm như kiểu nhóm này? Còn bao nhiêu nhóm nữa? (Có lẽ Âu Lạc (Việt Nam).) Nhóm Âu Lạc (Việt Nam) thôi à? Vậy thì chúng ta ở lại đây, hãy ở lại đây. Ban đầu tôi muốn tiễn quý vị đi, nhưng tôi nghe nói người Âu Lạc (Việt Nam) sẽ đến. Tôi nói: “Được rồi. Quý vị có thể tiếp tục ở lại”. Không sao. Khi tôi vui thì như vậy đó. Thiền quán Âm Thanh (Thiên Đàng nội tại) đó. Đừng nghe. Ừ. Ngay cả cái này quý vị cũng dịch. Thậm chí tôi hỉ mũi, quý vị cũng dịch! Ôi, Trời ơi. Được rồi. Quý vị thực sự không có câu hỏi à? Cần phải nghiêm túc hơn, nếu không, quý vị sẽ không thành Phật và điều đó rắc rối đấy.
Cái gì? Cái đó để làm gì vậy? Không, không, không. Làm ơn không ở đó. Chỉ ở đây thôi. Ở đó xa quá và quý vị phải đi tới đi lui. Người Âu Lạc (Việt Nam) ngày mai có thể đến. Đợi tới khi tôi mạnh một chút. Hôm nay chúng ta cười vui vẻ. Nếu họ đến, chúng ta sẽ khóc. Chúng ta sẽ bị lây nhiễm. Tôi nói người Âu Lạc (Việt Nam) có thể đợi tới ngày mai bởi vì bây giờ chúng ta đang cười vui vẻ. Nếu họ đến, chúng ta sẽ khóc.
Thật sự không có câu hỏi à? Tốt, tốt, tốt. Vậy thì chúng ta có thể thiền. Lúc nãy quý vị thiền chưa? (Dạ rồi.) Thiền rồi. Tốt. Bây giờ quý vị có thể tiếp tục thiền. Không có gì phải nghiêm túc cả. Bây giờ quý vị không phải là đồng tu, phải không? Bây giờ đều là “đồng chí”. Tôi không nhận ra quý vị. Tất cả chúng ta đều là đồng tu. Không có thế giới “đồng chí” như thế. (Chúng con không muốn làm đồng chí.) Không muốn làm đồng chí à? (Dạ không.) Tại sao? Bây giờ chúng ta là đồng chí rồi. Không thể chạy trốn. Ôi, Trời ơi. Thiền như thế này thư giãn hơn. Phải không? Được rồi chứ? Được rồi. Tốt. Tắt đèn đi trước khi chúng ta bắt đầu khóc. Thời gian vui vẻ không cần phải lâu lắm. Nếu lâu, kết cục đôi khi sẽ khác.