Bề ngoài của chúng ta không nhất thiết biểu đạt cảnh giới bên trong của chúng ta. Điều quan trọng nhất là chúng ta biết tâm của chúng ta có dao động không, có trong sạch không. Thế mới quan trọng, phải không? (Dạ phải.) Cho nên Lão Tử mới nói ở đây rằng khi một vật quá trắng, nó sẽ trông hơi mờ; khi một người quá đạo đức thì trông dường như người đó có khiếm khuyết. Vì vậy, chúng ta không hẳn nhìn ra được một người có đạo đức. Đôi khi làm quá cũng không tốt. […]
Ở những nước mà tôi thiếu sự tự do đó (để đi lại khắp nơi), người ta rất trân quý tôi, giống như quý vị người Đài Loan (Formosa) hay một số người nào đó khác. Nơi đâu cũng vậy. Khi quý vị trở về Âu Lạc (Việt Nam), nếu họ biết quý vị là đệ tử của tôi, có thẻ Tâm Ấn hay gì đó để chứng minh danh tính và quý vị đã gặp tôi một lần – tôi không cần phải gặp quý vị – nếu quý vị gặp tôi một lần, mọi người sẽ lập tức tôn thờ quý vị. Vì họ không thể gặp tôi, nên tôn thờ “bản sao” cũng tốt. Chuyện là vậy đó. […]
Thành thử trước đây chúng ta nghe nói, như khi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni còn tại thế, hoặc ngay sau khi Ngài vãng sinh, người ta rất trân quý những bản sao các bài giảng của Ngài về Pháp hoặc bất kỳ câu chuyện nào về Ngài. Vì vậy, mọi người mới tập hợp lại với nhau để chép lại những bài pháp thoại trước đây của Ngài. “Tôi nghe như vầy”. Hiểu không? Nghe đến bây giờ vẫn như vậy. Biết không? Luôn luôn “tôi nghe như vầy”, nhưng không bao giờ hiểu đúng. Mọi người chỉ “nghe” thôi, chứ không biết nó có vị như thế nào. Tương tự như vậy, nhiều khi một vị Minh Sư còn tại thế, nếu chúng ta không hiểu rõ về Ngài, hoặc nếu gặp Ngài quá dễ dàng, chúng ta sẽ không trân quý Ngài cho lắm. Sau khi Ngài đi rồi hay là Ngài qua đời, hoặc vì lý do nào đó mà người ta không gặp được Ngài, thì lúc đó người ta mới trân quý Ngài nhiều hơn. Nhưng như vậy cũng tốt. Thành ra đồng tu Đại Lục và đồng tu Âu Lạc (Việt Nam) có những thể nghiệm tốt mà họ không bao giờ có thể kể ra hết. Họ không gặp tôi cũng không sao. Họ thường thấy Sư Phụ bên trong với họ.
Giống như má tôi, đã lâu rồi bà không gặp tôi. Đó là trước đây. Quý vị có nhớ không? Bà không gặp tôi đã 25 hay 20 mấy năm rồi, nhưng bà vẫn thường xuyên thấy Sư Phụ bên trong mỗi ngày. Bây giờ bà cũng muốn gặp nhục thể tôi. Bà đã thấy tôi nhiều lần nhưng vẫn muốn thấy thêm. Ở đó, bằng cách nào đó, bà đã trở thành một kiểu “tiểu sư phụ”. Cũng không phải nhỏ lắm, thực ra là rất lớn. Mọi người đều đến bái lạy bà, thật khủng khiếp. Tôi nói: “Tốt nhất là má nên tránh họ và đừng nói chuyện nữa”. Tôi đã chuyển bà đi nơi khác. Nhưng tôi không biết đồng tu còn có thể “nghe mùi” được bà ở đâu hay không. Người ta không thể giữ miệng được. Trước đây, nhà tôi ở một nơi khác. Mỗi ngày, mọi người đều kiểu như tổ chức những cuộc họp ở đó. Giống như một đạo tràng. Ồ, đồng tu hay chưa đồng tu, hoặc là chuẩn đồng tu, ngày nào cũng đến đó, biến nơi đó thành như khách sạn. Ba má tôi lớn tuổi rồi, tiếp đón mọi người cũng khó khăn. Cho nên tôi đã chuyển họ đi một nơi khác. Không biết bây giờ họ có biết cách tự bảo vệ họ chưa hay là vẫn thích làm “sư phụ”. Tôi e rằng, hai người họ lớn tuổi như vậy, mà hàng ngày còn phải tiếp đãi khách khứa và giảng giải cho người ta, thì làm sao mà giải thoát được?
Khi chúng ta bắt đầu tu hành, chắc chắn sẽ có nhiều người tôn sùng chúng ta. Khó mà tránh chuyện quên đi mục đích ban đầu của mình và đánh mất chính mình trong những lời khen của họ, và lạc lối trong danh lợi nhỏ nhoi. Rồi sự tu hành của chúng ta sẽ trở nên rất kém cỏi, và chúng ta sẽ lãnh cộng nghiệp, nghiệp chướng. Giống như ngày hôm qua. Hôm qua hoặc hôm kia. Hôm kia hả? Tôi có kể quý vị nghe câu chuyện mà Đồng đã kể phải không? Ngay cả hơi thở cũng có thể bị ô nhiễm. Khi chúng ta đứng gần người đã bị ô nhiễm, chúng ta cũng sẽ bị ô nhiễm bởi hơi thở của người đó. Điều đó đã được khoa học chứng minh. Tôi có nói với quý vị chưa? Nếu chưa nghe thì… (Có thể mua băng thâu âm hoặc băng hình mang về nhà.) Không biết có băng hình không. Tại vì hôm đó tôi chỉ lén kể lại mà thôi. (Dạ có.) Có à? Có lẽ không… Được rồi. Tôi sẽ kể lại lần nữa. Có một người… Tại vì hôm đó tôi không có chính thức thuyết giảng. Tôi đi dạo và có rất nhiều người vây quanh. Cho nên tôi chỉ nói đại vài lời.
Có một người đã sử dụng công nghệ khoa học để chứng minh điều đó. Anh ta đã thử nghiệm cũng lâu lắm rồi. Lần nào anh ta cũng tìm kiếm những người, thí dụ như, những người đau khổ, buồn bã, sắp tự tử, anh ta bắt lấy loại người này để làm thí nghiệm. Dĩ nhiên họ đều tình nguyện. Chứ không phải anh ta đi bắt ai cả. Anh ta thu thập không khí mà những người đó thở ra rồi bỏ vào một cái chai. Với một cái ống, anh ta chiết và thu thập không khí đó. Sau đó, thí nghiệm cho thấy những loại không khí đó đều có màu đen. À không, như kiểu màu tối. Loại màu xám và tối, không sạch sẽ. Sau đó, anh ta đi tìm những người hay cười, vui vẻ, lạc quan và tích cực, rồi tiến hành thí nghiệm trên họ. Anh ta thu thập không khí mà họ thở ra đưa vào một cái chai, rồi thí nghiệm thử xem. À, chúng màu trắng, trắng và sạch sẽ. Sau đó, anh ta đi tìm những người hay nóng giận, hay mất bình tĩnh, v.v. để thử nghiệm. Thì nó có màu vàng đậm, gần như đỏ.
Sau đó, anh ta đi tìm những người chuyên nguyền rủa người ta, như phù thủy, hoặc những người luôn muốn những điều xấu cho người khác, gây rắc rối cho người khác, hoặc trù ẻo người khác, như nguyền rủa ai đó phải chết. Hiểu không? Anh ta trích không khí họ thở ra rồi thí nghiệm thử xem. Tất cả đều có màu rất sẫm, có tốt nhất cũng là màu nâu sẫm. Anh ta bơm không khí đó, không khí đen hoặc nâu sẫm đó vào người-thân-chuột, và người-thân-chuột chết ngay lập tức. Vì nó quá độc. Những người-thân-chuột mà được tiêm loại không khí khác thì không chết. Không khí khác thì người-thân-chuột không chết. Nhưng người bị tiêm khí đen vào, ngay lập tức cần có người khác niệm “A Di Đà Phật” để giải thoát cho họ. Cốc-cốc-cốc (gõ mõ).
Cho nên, nếu thân, khẩu, ý của chúng ta không trong sạch thì cũng sẽ ảnh hưởng đến người khác. Bây giờ hiểu chưa? Bởi vậy tôi mới dạy quý vị trì Giới và niệm Danh hiệu Phật, Năm Hồng Danh càng nhiều càng tốt, để bảo vệ từ trường của mình và của người khác nữa. Nếu chúng ta có thể luôn luôn làm như vậy, thì bất cứ ai đến gần mình cũng sẽ hấp thụ được từ trường tốt, không khí tốt, cảm thấy rất dễ chịu. Nếu chúng ta độc hại, bất cứ ai đến gần chúng ta cũng sẽ gặp vấn đề, sẽ bị bệnh, bị nhức đầu hoặc đau bụng đột ngột, mà không biết tại sao. Chính chúng ta cũng sẽ gây nhiễm độc cho chính mình. Nên quý vị thấy một số người, khi họ tức giận, đôi khi sắc mặt của họ tái nhợt, như thể không có máu, hoặc miệng thâm lại, môi thâm hoặc tím. Nó rất độc, giống như bị trúng độc vậy. Bị trúng độc nhiều khi như vậy đó, sắc mặt trở nên thâm đen hoặc tím. Khí độc hại bên trong sẽ nhiễm độc bản thân họ trước, rồi nó ảnh hưởng đến người khác. Cũng giống như hút thuốc lá. Trước tiên, quý vị hấp thụ chất nicôtin và làm hại bản thân, còn người bên cạnh quý vị hít phải khói thuốc gián tiếp, do đó cũng bị ảnh hưởng.
Vì vậy, khi ra ngoài, trước hết chúng ta phải tự bảo vệ mình. Để lỡ người nào đó có từ trường đen tối ở gần, chúng ta phải tự bảo vệ mình. Hãy tập trung và cầu Lực Lượng Sư Phụ bên trong bảo hộ, và niệm Năm Hồng Danh, thì sẽ không sao. Ngoài ra, quý vị cũng phải bảo vệ thân, khẩu, ý của mình, để không làm ô nhiễm người khác.
Khi quý vị đến đạo tràng, điều đó còn quan trọng hơn nữa. Chúng ta ngồi cùng nhau, đôi khi rất gần, với mọi người xung quanh. Cho nên thân, khẩu, ý chúng ta càng phải trong sạch, để bảo vệ chính mình và người khác. Nếu không, đạo tràng vốn rất trong sạch cũng bị chúng ta mang quá nhiều rác rến đến, không tốt chút nào.
Tôi không nói rằng khi đến đây, quý vị phải đi thẳng người, chỉ nhìn vào mũi để trông giống như một người tu hành giỏi. Bề ngoài của chúng ta không nhất thiết biểu đạt cảnh giới bên trong của chúng ta. Điều quan trọng nhất là chúng ta biết tâm của chúng ta có dao động không, có trong sạch không. Thế mới quan trọng, phải không? (Dạ phải.) Cho nên Lão Tử mới nói ở đây rằng khi một vật quá trắng, nó sẽ trông hơi mờ; khi một người quá đạo đức thì trông dường như người đó có khiếm khuyết. Vì vậy, chúng ta không hẳn nhìn ra được một người có đạo đức. Đôi khi làm quá cũng không tốt.
Giống như thời xưa, có rất nhiều người vì trung thành với vua và yêu nước, theo cách sai lầm, họ đã phải chịu đau khổ, thậm chí mất đi mạng sống quý báu. Hoặc nếu họ coi trọng danh tiếng quá, danh tiếng liêm khiết, và coi trọng quá mức… danh tiếng là rất đạo đức, và rất thuần khiết, đôi khi họ trở nên cực đoan và làm hại chính họ, mà không mang lại lợi ích gì cho đất nước hay xã hội của họ. Như Bá Di và Thúc Tề. Cả hai đều chết vì đói. Vì cái gì? (Từ chối bị ô nhiễm.) Để bảo vệ danh tiếng trong sạch của họ. Và Khuất Nguyên. Ông ta nhảy xuống biển để làm gì? (Để tỏ lòng trung quân.) Để tỏ lòng trung thành của ông với một ông vua ngu ngốc. Nếu vua thông minh thì trung thành với ổng còn được. Quý vị phải bảo vệ và ủng hộ ông. Quý vị phải cố vấn cho ông và trung thành với ông. Nhưng đối với một ông vua ngu ngốc, đần độn, mà quý vị vẫn trung quân, thì quý vị cũng là một kẻ đần độn. Lòng trung thành của một kẻ đần, hay một kẻ đần trung thành. Ít nhiều giống nhau thôi.
Nên người tu hành chúng ta không thể quá cực đoan hay cứng nhắc. Chúng ta phải uyển chuyển và hành động tùy theo tình huống. Phải dùng trí huệ để phán đoán mình nên làm gì. Đôi khi nếu chúng ta quá coi trọng danh tiếng của mình, cứ bám víu vào một số khía cạnh đạo đức hay một lối sống nào đó thì đó cũng không phải là cách của người tu hành, không phải là cách của người có trí huệ. Hiểu ý tôi nói không? (Dạ hiểu.) Thí dụ như mọi phép tắc, danh tiếng, đạo đức là để bảo vệ con người, chứ không phải để con người bảo vệ danh tiếng. Quý vị hiểu ý tôi không? (Dạ hiểu.) Hiểu ha. Vẫn chưa giải thích rõ ràng lắm. Tôi sẽ nghĩ về điều đó sau.
Nhiều người ca ngợi những người trung thành với vua, những người yêu nước, như Bá Di, Thúc Tề, Khuất Nguyên và mấy người khác. [Nhưng] tôi nghĩ họ không đủ tốt. Họ không có trí huệ. Họ không nên làm hại bản thân khi không cần thiết. Tại vì trong xã hội, không phải chỉ có vua thôi. Trong cả nước không phải chỉ có một vị vua ngu ngốc. Chúng ta không nên coi ông ta là mục tiêu trong đời sống của mình. Có lẽ vì họ quá coi trọng mới vậy. Nếu vua ngu ngốc không nghe lời chúng ta thì quên đi và đừng theo ông ta. Nhiều khi chúng ta có thể giả bộ… có thể giả bộ theo ông ta làm điều tương tự, rồi cố gắng cảm hóa ông ta. Hoặc làm mọi việc một cách âm thầm. Đừng khoe khoang để người khác biết mình là người rất có đạo đức. Ai mà chịu nổi quý vị? Vua thì tai tiếng, trong khi quý vị được ngưỡng mộ. Vậy vua có thích quý vị không? Vua có nghe quý vị không? (Dạ không.) Vua có tha quý vị không? (Dạ không.) Cho dù vua tha cho quý vị, vua cũng sẽ không để quý vị ở bên cạnh ông ta. Cho dù vua để quý vị ở lại, ông cũng sẽ không nghe lời quý vị. Phải không? (Dạ phải.) Do đó, chúng ta nên giúp thế giới, chứ không phải giúp giải quyết vấn đề. Nếu muốn cứu thế giới, quý vị không nên chấp nhất vào một số khía cạnh nào đó. Tùy theo hoàn cảnh, chúng ta âm thầm giúp bất cứ gì có thể, phải không?
Giống như Quản Trọng. Có phải Quản Trọng không? (Dạ phải.) Ông ấy thuộc nước nào? Ngụy? Tề? (Dạ nước Tề. Ông là thừa tướng nước Tề.) Quản Trọng của nước Tề. Quý vị có biết ông ấy không? Ông ấy là một thừa tướng nổi tiếng, phải không? (Dạ phải.) Ông ấy hành động không khác gì ông vua ngu ngốc của nước Tề. Vua làm gì, ông làm đó. Khi nhà vua ngu ngốc, ông ta còn ngu ngốc hơn. Ông không muốn vua nghe mùi đạo đức của mình. Ông không muốn vua nghĩ rằng ông giỏi hơn vua. Tuy nhiên, nhờ đó mà ông mới có thể trị quốc và bình thiên hạ. Ông mới có thể giúp ông vua ngu ngốc đó. Ông thậm chí có thể lợi dụng ông vua ngu ngốc để giúp thần dân của mình. Bởi vì chỉ người dân mới quan trọng, chứ không phải nhà vua. Nếu có thể dùng vua được thì dùng vua. Nếu giết vua, điều đó chỉ mang lại tiếng xấu cho quý vị. Thay vì vậy, quý vị ở bên cạnh vua, chơi cùng vua và rồi dạy vua cách làm mọi việc. Bởi vì quý vị đã có được lòng tin của vua, (Dạ phải.) vua sẽ nghe lời quý vị. Vua sẽ coi quý vị như cộng sự của ông, bởi vì hai người hoàn toàn giống nhau. Cả hai người đều ngu ngốc. Vua không… (Có thể gọi là bạn tri kỷ.) Vua coi quý vị như bạn tri âm, tri kỷ của ông. Ờ. Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.
Photo Caption: Chào Ngài, Mặt Trời Kỳ Diệu!