Ở trên đó, tôi nghe mùi đồ ăn dở đó. Ban đầu, tôi tưởng là nó ngon. Vì mũi và lưỡi phối hợp không tốt, nên mũi gạt miệng nói: “Thơm quá. Mau xuống thôi”. Công lực của họ mạnh thật. Chuyện là họ không biết cách làm sao để xử lý số bún còn dư, nên họ cầu nguyện Sư Phụ bên trong giúp đỡ. Kết quả là Sư Phụ bên ngoài phải xuống để giúp họ ăn hết. Để tiêu trừ nghiệp chướng, tôi đã đi xuống. Nhìn thấy có một cái nồi to, tôi tưởng ăn được. Sau khi ăn vài miếng, tôi muốn “chết”. Nó dở quá.
Mỗi lần quý vị đến đạo tràng, hãy bỏ hết rác rến ở bên ngoài, rồi mỉm cười. Đôi khi chúng ta buộc mình phải mỉm cười, điều này cũng có ích. (Dạ đúng.) Vì tế bào của chúng ta “ngốc”, chỉ làm theo tín hiệu. Khi thấy mấy tế bào ở khóe miệng nhếch lên cười, các tế bào toàn thân sẽ nghĩ: “A! Đã đến lúc phải mỉm cười”. Rồi tất cả các tế bào trong cơ thể sẽ cùng nhau mỉm cười. Nếu có kính hiển vi, quý vị sẽ thấy mọi tế bào của mình đều đang mỉm cười. Khi đó nụ cười trở nên tự nhiên. Tinh thần sẽ phấn chấn, và chúng ta sẽ có tâm trạng tốt hơn. Hãy thử xem nha? (Dạ.) […]
Khi về nhà hãy mỉm cười. (Mỉm cười.) Mỉm cười chào người nhà. Ít ra mỗi lần bước vô nhà, hãy mỉm cười vài giây rồi mới đi vào. Cứ tiếp tục cười như vậy thì càng tốt. Nhưng cười cũng cần phải thành thói quen. Nếu không người ta sẽ nghĩ quý vị ngốc. Chỉ mượn nó một lúc thôi. Mượn. Tạm biệt! (Tạm biệt.) Cười lên. Từ giờ trở đi, không cười thì không được vô cổng, hoặc sẽ bị tịch thu thẻ Tâm Ấn. Kế này sẽ hiệu quả hơn. Để tôi nói quý vị biết. Quý vị chỉ có mấy đứa con. Không có gì mà không thể cười được. Tôi có đông con cái như vậy mà vẫn có thể cười. Rồi ha. (Dạ.) (Xin cảm ơn Sư Phụ.) Đủ rồi ha? (Kính chào Sư Phụ.) (Đẹp quá.) (Sư Phụ đẹp quá.)
Để tôi nói quý vị biết một bí mật. Tại sao chúng ta phải cười. Một bí mật nữa. (Dạ.) Quý vị thấy đó, khi nhìn người ta, dù anh ấy (cô ấy) trông có xấu đến đâu, [nhưng] khi họ cười thì trông vẫn đẹp. Phải không? (Dạ phải.) (Dạ đúng vậy.) Có một số người mặt mũi họ làm tôi sợ. Khi nhìn, tôi thấy họ thường trông rất xấu xí. Nhưng khi họ cười một cái, chà! Ồ! Tôi không thể rời mắt khỏi họ. Cho nên, nếu quý vị muốn tôi nhìn quý vị nhiều hơn, thì hãy cười. Cười dịu dàng một chút là được rồi. (Kính chào Sư Phụ.) Tốt. tốt. Cẩn thận. Tôi phải đi đây. (Dạ.) (Xin Sư Phụ bảo trọng.) (Tạm biệt Sư Phụ.) (Xin Sư Phụ bảo trọng.) (Sư Phụ đẹp quá.) (Xin Sư Phụ bảo trọng.) Cười là đẹp à. Quý vị cười là sẽ đẹp. (Xin Sư Phụ bảo trọng.) (Kính chào Sư Phụ.) (Sư Phụ đẹp quá.) (Kính chào Sư Phụ.)
Với lại ngày nào cũng cười thì quý vị sẽ trẻ ra. Quý vị nhìn tôi là biết rồi. (Đẹp quá.) (Kính chào Sư Phụ.) (Đẹp quá.) (Kính chào Sư Phụ.) Nếu tôi cho quý vị tới mỗi ngày, quý vị sẽ tới không? (Dạ tới ạ.) Ôi trời ơi. Tôi sẽ nghĩ cách. (Dạ.) Được rồi, tôi sẽ nghĩ cách. (Xin cảm ơn Sư Phụ.) (Kính chào Sư Phụ.) (Sư Phụ đẹp quá.) (Kính chào Sư Phụ.) (Kính chào Sư Phụ. Đẹp quá.) (Kính chào Sư Phụ.) Cảm ơn, quý vị đẹp. (Kính chào Sư Phụ.) (Xe của Sư Phụ đang đến.) (Tránh ra. Tránh ra.) Quý vị thật sự muốn tôi đi lối này hả? Tuần sau gặp lại nha? (Dạ.) (Sư Phụ ơi.) (Kính chào Sư Phụ.) Tuần sau sẽ có buổi truyền Tâm Ấn ở đây. (Dạ. Cảm ơn Sư Phụ.) Nếu ai muốn ở lại qua đêm thì có thể tới. (Dạ.) Chỉ cần mang theo lều nha? (Dạ.) …Ở bên bờ sông hoặc bên lề đường đều được. Chỉ đừng ở đó, ban ngày trông không đẹp lắm. Vả lại để cho trẻ em chơi, nếu không trẻ em đi tới đi lui sẽ ngã. Hiểu không? (Dạ hiểu.) (Xin cảm ơn Sư Phụ.) (Hẹn gặp lại Sư Phụ.) Giống như trẻ nhỏ vậy. Tôi thấy chúng ta ai cũng già hết rồi, những trẻ em già nua, tinh nghịch. Trẻ em già nua tinh nghịch. Vừa rồi quý vị có nghe tôi nói không? (Dạ có.) Về nhà quý vị sẽ làm gì? (Dạ mỉm cười.) Ngoan lắm.
Được không? (Dạ được.) Mãn nguyện chưa? (Dạ mãn nguyện.) Tạm biệt nha. (Dạ tạm biệt. Xin cảm ơn Sư Phụ.) Mỗi ngày hãy vui vẻ, hoan hỷ. (Dạ.) (Dạ Sư Phụ cũng vậy.) (Xin Sư Phụ vui vẻ, hoan hỷ.) Đây là mệnh lệnh. Quý vị hiểu không? (Dạ hiểu.) Tịch thu thẻ Tâm Ấn của mấy người sầu khổ. Làm sợ muốn chết. Còn nữa. (Sư Phụ còn muốn nói. Chờ chút.) Đối với những ai đã bị tịch thu thẻ Tâm Ấn, tôi tha thứ tất cả vì hôm nay là Tết Trung Thu. Bất kể lý do gì. Nghe chưa? (Dạ. Xin cảm ơn Sư Phụ.) Tạm biệt. (Tạm biệt Ngài.) (Cảm ơn Sư Phụ.) (Tạm biệt Sư Phụ.) (Tạm biệt.) (Tạm biệt Sư Phụ.) (Hãy vui vẻ mỗi ngày) (Phải cười thật vui.) (Phía sau, phía trước.) (Mấy người bên này không thấy Sư Phụ.) (Sư Phụ đẹp quá.) (Đẹp quá.) Được rồi, tôi biết. Tôi không thể nhìn hết quý vị được. (Tạm biệt Sư Phụ.) (Sư Phụ đẹp quá, càng ngày càng đẹp.) (Tạm biệt Sư Phụ.) (Sư Phụ đẹp quá.) (Chúng con ngắm Sư Phụ không bao giờ chán.) (Cảm ơn Sư Phụ. Xin Ngài bảo trọng.) Ờ. Nhưng quý vị vẫn phải về nhà, nhà của chính mình. Tuần sau chúng ta sẽ gặp lại. Được không? (Dạ.) Cảm ơn mọi người vì tình thương của quý vị. (Cảm ơn Sư Phụ vì Tình Thương của Ngài.) Cũng cảm ơn quý vị tinh tấn, chăm chỉ.
(Rồi Sư Phụ sẽ càng ngày càng đẹp.) (Sư Phụ đẹp quá.) (Trẻ mãi không già.) (Kính chào Sư Phụ.) (Đẹp quá.) (Dáng người đẹp.) Tất cả là vì tôi đã ăn món bún (thuần chay) dở ẹc của quý vị. Tôi không thể mập lên vì ăn không vô. Tối hôm qua… cả ngày [hôm qua] không ăn, ngoại trừ hai miếng bánh mì nướng và một ly trà vào buổi sáng để tôi thức dậy. Nếu không thì không dậy nổi. Rồi sau đó, đến 2, 3 giờ sáng mà vẫn chưa ăn gì. Ở trên đó, tôi nghe mùi đồ ăn dở đó. Ban đầu, tôi tưởng là nó ngon. Vì mũi và lưỡi phối hợp không tốt, nên mũi gạt miệng nói: “Thơm quá. Mau xuống thôi”. Công lực của họ mạnh thật. Chuyện là họ không biết cách làm sao để xử lý số bún còn dư, nên họ cầu nguyện Sư Phụ bên trong giúp đỡ. Kết quả là Sư Phụ bên ngoài phải xuống để giúp họ ăn hết. Để tiêu trừ nghiệp chướng, tôi đã đi xuống. Nhìn thấy có một cái nồi to, tôi tưởng ăn được. Sau khi ăn vài miếng, tôi muốn “chết”. Nó dở quá.
Nhưng lúc đó là hai, ba giờ sáng, tôi không tìm được chỗ nào có đồ ăn. Nên tôi phải nuốt nó xuống. Hèn gì vẫn còn dư mấy nồi. Họ còn nói với tôi: “Thật kỳ lạ, thưa Sư Phụ. Đồng tu sao mà càng tu hành họ càng không muốn ăn?” Tôi cũng vui vẻ nói: “Ồ! Vậy à? Vậy chúng ta nên làm gì đây?” Anh ta nói: “Đúng vậy, thưa Sư Phụ. Chúng con lo là ngày mai thức ăn sẽ hư”. Tôi nói: “Không đâu. Thêm một chút nước là được, ngày mai chỉ cần thêm một ít nước để làm thành một món ăn mới. Nó sẽ thành món bún nước (thuần chay)”. Họ nói: “Chúng con lo rằng nó đã chua lắm rồi, thưa Sư Phụ”. Tôi nói: “Ồ, không sao. Cứ xào nó lên rồi để tôi thử Nếu còn ăn được, chúng ta sẽ ăn hết hôm nay”. Tôi gạt họ rằng: “Khi ăn với tôi thì sẽ ngon hơn. Hãy cùng nhau thưởng thức”. Rốt cuộc cũng không gạt được họ. Mỗi người họ chỉ ăn một chén nhỏ trong khi mời tôi một tô lớn. Tôi là một quý cô. Một quý cô có lễ giáo. Nên tôi lịch sự nuốt nó. Ui cha! Nó dở chịu không nổi. Hôm nay nhìn thấy bún, tôi vẫn muốn bỏ chạy. Thậm chí còn muốn ra nước ngoài du học.
Từ giờ trở đi, khi quý vị nấu ăn, đừng có nghĩ tới vợ hay chồng của mình. Quý vị muốn ăn ghen [ăn giấm] thì tự mà ăn. Đừng đem cộng nghiệp tới cho chúng tôi, nhất là cho Sư Phụ đáng thương. Quý vị cầu thì tôi phải đáp ứng. Ăn không hết thì cầu tôi làm gì? Bụng tôi đâu có to. Ăn loại bún của quý vị cũng rất tốt. Nhờ quý vị mà dáng người tôi thon đẹp. Nếu quý vị nấu ăn ngon thì bây giờ tôi đã trở thành Chị Di Lặc rồi. Được rồi. Tôi thật sự phải đi. Tạm biệt lần cuối. (Dạ. Cảm ơn Sư Phụ. Tạm biệt Sư Phụ.) (Tạm biệt Sư Phụ.) (Cảm ơn Sư Phụ, tạm biệt Ngài.) (Tạm biệt Sư Phụ.) (Tạm biệt Ngài.) (Tạm biệt Ngài.)