Tìm Kiếm
Âu Lạc
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
  • English
  • 正體中文
  • 简体中文
  • Deutsch
  • Español
  • Français
  • Magyar
  • 日本語
  • 한국어
  • Монгол хэл
  • Âu Lạc
  • български
  • Bahasa Melayu
  • فارسی
  • Português
  • Română
  • Bahasa Indonesia
  • ไทย
  • العربية
  • Čeština
  • ਪੰਜਾਬੀ
  • Русский
  • తెలుగు లిపి
  • हिन्दी
  • Polski
  • Italiano
  • Wikang Tagalog
  • Українська Мова
  • Khác
Tiêu Đề
Bản Ghi
Tiếp Theo
 

Chúng Ta Phải Luôn Biết Ơn Những Gì Mình Có, Phần 5/12

Chi Tiết
Tải Về Docx
Đọc thêm

Mấy người thu dọn rác, lao công vệ sinh ngoài kia – trông việc đó có vẻ dễ. Không, không, không đâu, đó là một công việc nguy hiểm. Mấy người thu dọn rác, tỷ lệ tử vong cao hơn cảnh sát và lính cứu hỏa – cao hơn gấp mấy lần, bởi vì đôi khi rác tiềm ẩn nguy hiểm. Mấy thứ người ta bỏ trong đó có thể nổ tung hoặc gây truyền nhiễm cho họ. Mà chúng ta cứ xem thường: “Ồ, họ là người dọn rác mà, họ phải dọn rác chứ”. Không có người dọn rác, chúng ta sẽ bị ô nhiễm; sẽ hôi hám; nhà cửa sẽ đầy chuột và vi trùng.

Thật tình tôi phải đối phó với rất nhiều ngã chấp và chướng ngại ngay trong nhà mình, và đó là điều tệ nhất làm cho mình đau khổ. Tại mình tin tưởng những người này; nghĩ họ như người trong gia đình. Bao nhiêu năm sống với nhau, bao nhiêu chục năm ở cùng nhau – giờ này lẽ ra phải trưởng thành rồi. Không. Có người không. Ngay cả mấy chuyện nhỏ nhặt: họ không nghe, không hợp tác, không có tình thương. Bây giờ vì mình đã lập ra hệ thống này rồi, tôi không có ai khác, đành phải tiếp tục dùng họ. Nhưng tôi buồn lắm, buồn lắm. Nhiều lần tôi khóc. Tôi bảo họ: “Nghe đây, những người ngoài kia làm việc rất cực khổ. Làm việc dưới trời nắng gắt. Làm việc trong khí hậu băng giá, đến cả tay cũng không cử động được, như ở Canada hoặc Alaska. Trời băng giá mà họ vẫn phải ra ngoài sửa đường dây điện. Nhiều khi, họ leo lên mấy cột điện cao thế rất nguy hiểm hoặc làm đường, sửa chữa đường sá, cầu cống dưới ánh nắng nóng bỏng – làm việc trong mọi hoàn cảnh”. Dĩ nhiên, họ làm việc để kiếm tiền, nhưng mình không bao giờ có thể cảm ơn họ cho đủ.

Khi người thợ nào tới nhà tôi, dù chỉ để sửa căn chòi nhỏ chỗ tôi ngồi thiền, tôi cũng đối đãi với họ như vua. Nướng bánh cho họ ăn, khen họ: “Chà, giỏi quá”, và pha trà cho họ nhiều lần trong ngày, mỗi khi họ cần. Làm họ cảm thấy rất, rất được tôn trọng, được cảm kích về kỹ năng của họ, về sự tận tâm của họ. Còn người thu dọn rác, nếu tôi bắt gặp họ vào lễ Giáng Sinh thì tôi đem trà, bánh (thuần chay), và rất nhiều đồ uống, và còn lì xì cho họ nữa. Thỉnh thoảng nếu tôi bắt gặp họ ngoài đường, nếu có gì trong xe, tôi đem tặng cho họ một cách rất tôn trọng. Những người lao động đó… Có vài thị giả nói: “Sư Phụ không cần phải làm vậy. Sao Sư Phụ nướng bánh cho họ?” Tôi nói: “Ồ, họ là trụ cột của xã hội. Không có họ, chúng ta không là gì cả”. Tưởng tượng quý vị có mấy triệu đô la, mà không có ai sửa đường dây điện cho mình khi bị mất điện, thì quý vị làm sao trong thời tiết băng giá? Có thể đốt mấy triệu đô la để sưởi ấm được không?

Còn mấy người thu dọn rác, lao công vệ sinh ngoài kia – trông việc đó có vẻ dễ. Không, không, không đâu, đó là một công việc nguy hiểm. Mấy người thu dọn rác, tỷ lệ tử vong cao hơn cảnh sát và lính cứu hỏa – cao hơn gấp mấy lần, bởi vì đôi khi rác tiềm ẩn nguy hiểm. Mấy thứ người ta bỏ trong đó có thể nổ tung hoặc gây truyền nhiễm cho họ. Họ chết… Tỷ lệ tử vong thậm chí cao hơn cả cảnh sát và lính cứu hỏa. Thử tưởng tượng điều đó coi? Mà chúng ta cứ xem thường: “Ồ, họ là người dọn rác mà, họ phải dọn rác chứ”. Không có người dọn rác, chúng ta sẽ bị ô nhiễm; sẽ hôi hám; nhà cửa sẽ đầy chuột và vi trùng. Chúng ta sẽ ngã bệnh, hoặc chết. Cho nên tôi muốn mỗi khi quý vị đi ra ngoài, nếu thấy mấy người lao động hoặc thấy người dọn rác tới nhà – ít nhất hãy tỏ lòng tôn trọng họ. Hiểu không? Biểu lộ tình thương và lòng biết ơn. Cứ mỉm cười nói: “Cảm ơn anh vì đã làm tốt công việc của mình”. Nghĩ đến họ; tôi đã muốn khóc rồi. Không ai quan tâm đến những người này, nhưng họ là thành phần tốt nhất trong xã hội, thật vậy.

Nếu không có thầy giáo dạy tiếng Anh thì mình còn xí xa xí xô, hoa chân múa tay, kiểu như tôi nói tiếng Ý hoặc Tây Ban Nha, “Este”. (Cái này.) “Không, không. Đây. Da. Ja, ja, ja”. (Đây. Vâng, vâng.) “Sí, sí, sí!” (Dạ, dạ.) Như vậy đó. Không cần học, mình cũng lo liệu được. Có thể hiểu lầm, nhưng cần nói nhiều làm chi? Càng thảo luận về hòa bình thì càng có chiến tranh. Nhiều thảo luận mà vẫn nhiều chiến tranh như thường. Nhưng thiếu những người lao động như thợ xây, thợ lát đường, thợ xây nhà, thợ quản lý ống nước, khoan nước, thợ điện, và người dọn rác, thí dụ vậy, thì mình xong đời.

Bởi vì thời nay, chúng ta phát triển quá nhiều, quá nhanh. Thời xưa, dân số không có bao nhiêu và không ăn nhiều như bây giờ, đâu có cái gì cũng cần gói giấy ni-lông để bảo quản như bây giờ. Nên, không cần nhiều người thu dọn rác. Nhưng ngày nay, không có họ là mình chết. Chúng ta tự đẩy mình vào tình trạng này: không có người dọn rác, chúng ta chết. Cho nên nếu gặp họ thì hãy thể hiện lòng tôn trọng họ. Ngay cả mấy người thu phí trên đường. Mỗi lần đi trên đường cao tốc, quý vị trả lệ phí, đúng không? Phải. Họ đứng đó cả ngày, hít thở không khí ô nhiễm. Quý vị cũng phải cảm ơn họ. Và lúc nào họ cũng rất thân thiện với mình. Mỗi lần chạy xe qua là họ nói “Xin chào!” “Chúc một ngày an lành”, hay là: (“Chào buổi sáng”,) hoặc: (“Chào buổi tối”,) này nọ. Cho nên nếu có gì trong xe, tôi luôn tặng họ một cách rất tôn trọng và biết ơn.

Và họ vui lắm, không phải vì chai nước trái cây, không phải vì hộp kẹo sô-cô-la hay bánh – thuần chay. Tôi còn nói để bảo đảm họ biết: “Thuần chay đó, không có thành phần [người-thân]-động vật”. Không phải vì những thứ đó. Họ có thể mua được. Họ không nghèo khó gì, họ có lương mà. Nhưng họ vui vì biết rằng mình cảm kích công việc của họ – ngồi cả ngày, lúc nào cũng đưa vé thế này. Không có gì khác, không có gì thú vị để làm. Thỉnh thoảng có người cảm ơn họ như vậy, tràn đầy tình thương. Dĩ nhiên là họ cảm thấy vui. Đó cũng là một dạng bố thí. Không phải lúc nào cũng cần phải cho tiền. Nếu quý vị không có gì trong xe thì nói: “Xin cảm ơn, cảm ơn”.

Có khi tôi đi siêu thị. Quý vị biết mấy người [thu ngân] thanh toán tiền cho mình đó? Họ làm vậy cả ngày, rồi xách những đồ nặng, hết túi này tới túi kia. Thử làm một tiếng rồi xem quý vị cảm thấy tay mình thế nào. Quý vị sẽ thấy cánh tay mình thế nào. Thử coi – một tiếng đồng hồ thôi. Mà họ làm vậy 8 tiếng một ngày, hoặc có khi nhiều hơn. Mệt lắm, biết không? Tôi luôn tìm cách cho họ tiền típ. Nếu họ nhận thì tốt; nếu không nhận, đôi khi họ nói: “Ồ, không được phép”. Thì tôi lấy lại, nhưng tôi nói: “Cảm ơn cô nhiều lắm”. Dù không nhận tiền của tôi, họ cũng rất vui. Họ vui lắm. Cảm ơn tôi quá chừng bởi vì họ biết đó là tình thương, và rằng tôi hiểu được công việc của họ. Hoặc có khi tôi nắm cánh tay họ và nói: “À, được, được lắm. Cánh tay giỏi, cánh tay giỏi”. Họ vui vô cùng. Đôi khi tặng họ tiền típ, tôi nói: “Quý vị đi mua dầu thoa lên cánh tay của mình. Hay là để vào trong cái chậu, cho thảo dược vào nước ấm rồi ngâm chân trong đó”. Họ rất vui.

Có khi tôi không tặng tiền, còn tùy. Bởi vì tôi biết siêu thị nghiêm khắc, nên tôi hỏi họ: “Cánh tay hôm nay thế nào? Hôm nay quý vị nhấc bao nhiêu ngàn ký rồi?” Cho họ cảm thấy mình cảm thông, hiểu được công việc của họ. Tôi không bao giờ, không bao giờ quên cảm ơn họ. Hay là nói vài câu ngớ ngẩn làm cho họ cười hay là tặng họ chút tiền. Hay là mua gì đó trong tiệm, trả tiền rồi, thì tôi lấy cái đó tặng họ. Và tôi nói: “Tôi thanh toán rồi. Quà này là tặng cô đó vì cô tốt – nhanh nhẹn, giỏi giang”, và này nọ. Họ đáp: “Thưa không, tôi không thể nhận”. Tôi nói: “Để tôi nói với sếp của cô”. Rồi không vấn đề gì. Bà sếp cũng rất vui vẻ, thấy mình công nhận công việc tốt của họ. Tôi nói: “Bà đào tạo nhân viên giỏi lắm”. Làm bà sếp cũng vui luôn. Cả hai đều vui. Bà sếp không nhận, nhưng thích mấy lời khen tặng. Dễ thương, thật dễ thương.

Đó là cách chúng ta làm đời sống vui vẻ. Chúng ta làm việc thiện bằng cách đó. Không phải lúc nào cũng tiền bạc, mà là phải trân quý lòng tốt của người khác. Và trong đời sống, thì trân quý rằng mình được ở đất nước tốt đẹp này, trong căn nhà rất an toàn, xe tốt, đường sá tuyệt vời, luật pháp tốt, trật tự tốt. Luôn luôn phải biết trân quý. Dù ở hang động tôi cũng trân quý vô cùng vì tôi rất thích cái động đó. Thỉnh thoảng, tôi cảm ơn Thượng Đế đã cho tôi cái động đó và cho tôi mấy người đến xây hang động đó giùm mình. Bên Đài Loan (Formosa), dĩ nhiên tôi xây cùng với mấy người xuất gia. Nhưng ở nước ngoài, người khác, người ngoài xây cho tôi. Chúng ta phải luôn trân quý những gì mình có, không thể cứ than phiền hoài. Nhưng nói quý vị hay, có người luôn luôn than phiền. Hôm nay tôi muốn nói với quý vị rằng chúng ta cũng phải cảm kích những người sống ở đây, những người tạm thời đến đây để chuẩn bị mọi thứ này cho quý vị – chuẩn bị đồ ăn, mua thực phẩm và lau chùi nhà cửa. Thật ra, tôi bắt họ làm đó. Tôi không nói sau lưng họ. Quý vị biết mà. (Dạ phải, thưa Sư Phụ.)

Tuần rồi tôi đến kiểm tra các phòng. Hôi khủng khiếp vì bị mốc. Phòng không được lau chùi sạch sẽ và không thoáng khí. Tôi nói: “Bây giờ lau chùi từng phòng. Những thứ nào không cần thì bỏ đi hoặc đem cho những ai cần. Để phòng trống cho đồng tu dùng”. Một người thường trú ở đây nói với tôi: “Chúng con không có đủ người cho nên mới vậy”. Tôi nói: “Sao? Còn muốn tôi mang bao nhiêu người tới nữa?” Đã có khoảng 10 người ở đây, phải không? Hay là 6? (Dạ 6.) Chỉ 6 người nam, phải không? (Dạ ba nam, ba nữ.) Vậy hả? (Dạ.) Ờ. Trung tâm nhỏ như vậy, thế là nhiều lắm rồi. Tôi mới kể cho họ rằng hồi tôi còn là sinh viên, cha mẹ tôi không luôn luôn gửi tiền cho tôi. Tôi phải làm việc ở khách sạn. Có khi làm việc trong nhà hàng, như làm bồi bàn. Có khi làm như người tiếp tân, dẫn khách tới bàn ăn. Có khi làm trong nhà hàng, nhưng lau chùi nhà vệ sinh, nhà tắm. Có khi dọn dẹp phòng trong khách sạn.

Mỗi ngày, nếu làm trong… thậm chí không phải là khách sạn hạng nhất – 4 sao, 3 sao – thì có khi phải dọn dẹp đến 20 phòng. Tùy lượng khách ra vào. Nhưng nếu là khách sạn hạng nhất – thì luôn có hội nghị, hội thảo, đông người lắm. Người khỏe và [cao cấp] hơn, người mà làm việc lâu năm hơn, đôi khi được giao 40 phòng một ngày để dọn dẹp. Không phải làm cái vèo thế này là xong. Đồ đạc nào cũng phải đánh bóng, sạch bong như mới cho khách mới hoặc kể cả khách cũ, người tiếp tục ở. Nhưng vẫn phải lau chùi nhà vệ sinh, phòng tắm, mọi thứ sạch bóng, như có thể soi gương trên tường vậy đó. 40 phòng một ngày mà chỉ có 8 tiếng đồng hồ.

Nên tôi nói… Hai thường trú ở đây lâu rồi. “Có thể lau chùi những phòng này. Ở đây tối đa có khoảng 30 phòng thôi”, kể cả phòng của tôi, văn phòng, phòng phụ và tất cả. Cho nên hai người có thể lau chùi hai, ba phòng một ngày – chỉ hai, ba phòng thôi, chỉ cần quét bụi xung quanh, lau đi lau lại cho thoáng mát. Thì đâu có vấn đề gì. [Lau dọn] lần lượt. Ngày hôm sau, lau chùi hai, ba phòng nữa. Tuần sau lại lau chùi những phòng khác, lần lượt. Thì chẳng có vấn đề gì, mà vẫn có thời gian ăn uống, tọa thiền, ngủ nghê và la cà. Nếu người khác có thể dọn được 40 phòng một ngày – làm sạch sẽ tất cả, ý là thay khăn trải giường, đánh bóng nhà tắm, dọn nhà vệ sinh, mọi thứ như mới… Không phải như ở nhà mà lâu lâu mới dọn, một tuần tổng vệ sinh một lần. Không phải như thế. Khách sạn phải hoàn toàn sạch sẽ. Nhất là khách sạn hạng nhất. 4 sao hay 5 sao thì phải làm như vậy. Cho nên, không thể nói là ở đây không đủ người.

Tải ảnh xuống   

Xem thêm
Tất cả các phần  (5/12)
1
2023-12-12
5530 Lượt Xem
2
2023-12-13
4202 Lượt Xem
3
2023-12-14
3991 Lượt Xem
4
2023-12-15
4232 Lượt Xem
5
2023-12-16
4233 Lượt Xem
6
2023-12-17
3652 Lượt Xem
7
2023-12-18
3705 Lượt Xem
8
2023-12-19
3663 Lượt Xem
9
2023-12-20
3396 Lượt Xem
10
2023-12-21
3212 Lượt Xem
11
2023-12-22
3235 Lượt Xem
12
2023-12-23
3005 Lượt Xem
Chia sẻ
Chia sẻ với
Nhúng
Bắt đầu tại
Tải Về
Điện Thoại
Điện Thoại
iPhone
Android
Xem trên trình duyệt di động
GO
GO
Prompt
OK
Ứng Dụng
Quét mã QR,
hoặc chọn hệ điều hành phù hợp để tải về
iPhone
Android