Nếu nhà đó có năng lượng tâm linh và giường lớn có nhiều điểm kết nối với Lực lượng Thiêng Liêng, thì tôi nằm dang chân dang tay ra. Đặt luôn cả quần áo xung quanh để nhận thêm thật nhiều năng lượng. Hy vọng thôi. Nếu nó có chút năng lượng của tôi trong đó, thì cái “van” cũng mở ra, để năng lượng chạy qua. Bình thường thì “van” không mở, bởi vậy quý vị ngồi cạnh mà không cảm thấy gì hết; quý vị ngồi ngay trên đó cũng không cảm thấy gì hết. Hoàn toàn bịt kín.
Tôi cảm thấy ở hang động vui hơn ở nhà, [dù] nhà lớn hơn. Nhưng nếu nhà đó có năng lượng tâm linh và giường lớn có nhiều điểm kết nối với Lực lượng Thiêng Liêng, thì tôi nằm dang chân dang tay ra. Nhiều khi không dám để chân lên, vì như thế nghĩa là cắt mất một kết nối khác. Cho nên tôi dang mấy ngón chân, dang hết thân mình ra để đụng càng nhiều điểm kết nối Thiêng Liêng càng tốt. Thế thôi. Nhưng quý vị đâu biết, phải không? Quý vị tưởng tôi ngồi như thế này suốt ngày. Không đâu! Cũng có ngồi. Nhưng còn tùy. Tôi cũng ngồi. Nhưng nếu có nhiều điểm kết nối trong cùng một nơi, thì tôi dang cả chân tay ra. Đặt luôn cả quần áo xung quanh để nhận thêm thật nhiều năng lượng. Hy vọng thôi. Nếu nó có chút năng lượng của tôi trong đó, thì cái “van” cũng mở ra, để năng lượng chạy qua. Bình thường thì “van” không mở, bởi vậy quý vị ngồi cạnh mà không cảm thấy gì hết; quý vị ngồi ngay trên đó cũng không cảm thấy gì hết. Hoàn toàn bịt kín.
Nhưng ở trong hang động tôi rất vui, nói quý vị hay. Nếu quý vị không vui với căn nhà mình, thì tôi đề nghị xây một hang động và sống ngoài vườn hoặc đi tới mấy chỗ có hang động. Như ở Tây Ban Nha, họ có những nhà hang động, rất nhỏ, đào thật sâu trong núi. Rất nhỏ… Mặc dù bên trong có phòng, nhưng lối vào như một cái cửa nhỏ. Nếu không để ý, quý vị sẽ tưởng đó là núi thôi. Các nhà hang dễ thương lắm. Ở phía Nam Tây Ban Nha họ có nhà hang, rất rẻ. Có lẽ 50.000 (Âu kim), là được một nhà hang. Hoặc rẻ hơn. Có vài nhà hang rất dễ thương. Có lẽ là truyền thống hay sao đó. Có những nhà hang rất dễ thương. Không có núi gì hết, chỉ như một đồi đất, rồi cỏ mọc xung quanh, còn bên trong là nhà. Cũng là nhà hang. Có lẽ họ cắt núi đi, rồi để lại một chút đất ở đó. Dễ thương lắm.
Quý vị đã thấy chưa? Có hiểu ý tôi không? Người Séc? Không hả? (Dạ con không biết tiếng Anh ạ.) Không có thông dịch hả? Có hay không? Không. Quý vị hiểu không? Cô ấy có thông dịch không? (Dạ không có thông dịch.) Không có thông dịch? (Dạ không.) Ô, hèn chi anh ta… Tại sao? Có lẽ máy nghe của anh bị hư rồi. Có ai kiểm tra giùm. Có lẽ máy nghe không… Ổn chưa? Nói gì đó đi? Nói gì đó để… Không, không. Để người sửa máy kiểm tra vậy. Có lẽ cần một cái mới. Hèn chi. Tôi cứ nhìn anh ta; tưởng đâu anh ta không thích tôi hay gì đó. Tôi tưởng anh không thích tôi. Mặt anh trông khổ sở quá. Mọi người cười mà anh không cười. Thảo nào. Chỉ là anh ta không hiểu thôi. Lấy một cái mới. Này quý vị, người nào biết kỹ thuật, phải dòm mặt những người khác. Nếu họ trông khổ sở, nghĩa là máy nghe thông dịch bị hư. Khi quý vị không nghe được, thì giơ tay lên. Rồi chúng tôi kiểm tra nó như vầy. Không. Không hiểu. (Dạ xin lỗi.) Hiểu tiếng Anh không? Quý vị nói với anh ta. Không có ai nói? Không người Séc nào hiểu tiếng Anh. Ồ, xin lỗi nghe cưng. Tôi tưởng anh ta không thích tôi.
Nói đi. Nói “một, hai, ba, một, hai, ba”. (Dạ không nghe.) Không nghe? Kết nối bị ngắt ở đâu đó. (Máy nghe của anh ổn, phải không?) Anh nên thử trước khi mình bắt đầu. Coi mọi người có nghe được hay không. (Chúng con thử rồi ạ.) Thử rồi sao? (Nhưng anh ấy không giơ tay lên.) Hả? (Chúng con bảo mọi người giơ tay lên. Mà anh ấy [không] giơ tay, cho nên mới vậy.) Có lẽ họ đổi chỗ, vậy… (Dạ, chắc là họ dời chỗ một chút.) Anh ấy cũng không có. (Không à? Anh có không?) (Dạ không, không.) Ồ! Và anh đã lỡ hết mấy chuyện vui này! Mấy chuyện tán gẫu. Và mấy chuyện Ấn Độ. Chuyện sốt dẻo. Bây giờ nghe chưa? Không. Anh ấy mỉm cười, vậy có lẽ nghe được một chút. (Dạ một chút ạ.) Một chút, ồ. Anh nói to lên, hay là tại âm thanh nhỏ?
(Anh có cái này không? Tai nghe của anh tốt không?) Vậy thì đưa anh ấy nửa [tai nghe] của người kia. (Cho anh nửa/nửa còn cái này thì sao?) Chao ơi! Tôi còn phải làm việc này sao? Bây giờ ít ra anh ta cười. Anh ta ngồi đó như là anh ta muốn đi chỗ nào khác vậy. Anh cười rồi. Vậy là ổn rồi hả? Chưa? Cứ cười đi bởi vì là vậy đó. Bây giờ đến lượt ti-vi của tôi không ổn. Không có sóng. Có ai đã giẫm lên nó hay gì đó. Không sao, miễn là anh có nó trong… Lát nữa sửa ha? (Dạ.) Ti-vi không phát sóng. Tôi muốn xem ti-vi. Người đó thú vị. Bà ấy đi mất rồi. (Dạ con xin lỗi.) Ờ. Được chưa? Anh ổn chưa? Cứ nói tiếp. Cứ hỏi họ: “Quý vị ổn chưa? Ổn chưa?” Cho tới khi họ chán rồi, họ phải nói ổn thôi. Giờ ổn chưa? Rồi. Có lẽ bây giờ anh ổn rồi, [nhưng] tôi không còn ổn nữa. Bởi vì hết cảm hứng rồi. Coi đó, ti-vi của tôi cũng chán rồi.
(Bây giờ ai cũng có rồi chứ?) Có không? Nếu quý vị chán rồi, thì cứ nói: “Được rồi. Để tôi yên”. Anh nói với cô gái trên lầu chưa? (Dạ có nói một chút.) Một chút thôi? Nghĩa là “thấp”? Hay là thỉnh thoảng bị ngắt, bị ngắt? Bị ngắt đoạn? (Cao quá, cao-thấp.) À! Đó là tính khí của cô ta. Cao-thấp, cao-thấp. “A-lô”. Được rồi. Tốt. Ai ở trong đó vậy? Mỗi lần có người quay phim mới, là trông tôi khác. Có lúc trông tôi đẹp, có lúc không. Có lúc trông tôi già, có lúc trông tôi trẻ. Tùy theo máy quay phim. Hôm nay, tôi không biết. Này quý vị, mấy giờ thì ăn? Sắp tới giờ ăn? (Dạ 5 giờ chiều.) 5 giờ, phải không? (Dạ.) Gần tới giờ rồi. Muốn đi rửa tay rồi đi ăn không? (Dạ không.) Không sao, tôi sẽ trở lại.
Được, được rồi. Còn muốn biết gì nữa không? Hết vui rồi. Đáng thương quá! Lặn lội đường sá xa xôi đến đây – mà như điếc như câm. Hãy hỏi tôi đi. Hồi nãy mình nói gì? À, các đệ tử Ấn Độ. (Dạ hang động.) Hang động. Bây giờ ổn chưa? Muốn hỏi câu hỏi hả? Ờ, nào hỏi đi. (Anh ấy muốn hỏi ạ.) Rồi, cô thông dịch đi. Anh hỏi đi. Nói to lên. Đưa mi-crô cho anh ấy. Cô nghe tôi nói không? (Dạ nghe.) Rồi. Vậy nói đi. (Sự gia trì vĩ đại nhất mà chúng con có thể nhận được…) (Sự gia trì nhiều nhất, gia trì cao nhất mà chúng con có thể đạt được…) (… bằng công sức của mình,) (…từ công sức của mình…) (...ngoài sự Gia Trì của Sư Phụ, là giúp đồng loại của mình, giúp tha nhân.) (…ngoài sự Gia Trì của Sư Phụ, là giúp tha nhân.) (Từ những gì mà Sư Phụ đã nói…) (Từ những gì mà Sư Phụ đã nói…) (…Con cảm thấy y như thế trong vài tháng vừa qua.) (…[vài] tháng trước con cũng cảm thấy như vậy.)
(Khi con không còn biết hoặc không còn nghĩ ra cách để làm việc với những người mà lúc nào cũng vậy, dĩ nhiên họ không hiểu quá trình đã xảy ra với con, và với nhiều người khác: rằng chúng con hiểu Chân Lý, đã đến gần hơn với Thượng Đế.) (Con làm việc hoặc nói chuyện với người ta mà họ vẫn không hiểu những gì mà con đã trải qua, con muốn giải thích cho họ nghe cách có thể đến với Thượng Đế.) (Và con cảm thấy như con không còn tiếp tục được nữa, và không thể cứ tìm cách…) Xin lỗi. Anh không sao, là tôi. (Con không thể cứ tạo ra những điều tích cực mới khi người đó thậm chí không thấy các điều đó nữa.) (Anh ấy cảm thấy rằng anh ấy không có…) Được, ngồi, ngồi đi. Được rồi. Ở đó. (…một ý tưởng mới để diễn tả cho họ nếu họ…) Nhà bếp? (Dạ.) À, không sao. Họ không có đói. Họ đã nói vậy. Cứ đưa họ nước uống thôi. (Xin lỗi. Rằng anh ấy mệt rồi, không biết điều tích cực nào mới để giải thích cho những người không muốn hiểu...) Ừ, ừ. Vậy thì ngừng. (Rồi con chỉ đứng đó.) (Rồi tôi nghe [Sư Phụ nói] anh phải ngưng lại.) Nếu không thì anh chết đó.
(Nếu con không lầm to khi nói thẳng với họ, cứ la họ vì họ ngốc, và bảo họ làm cho đúng; mà họ đã biết mọi thứ rồi.) (Pháp môn Sư Tử Hống.) (Con nói với họ nghiêm khắc quá, nên có lẽ không phải là cách hay. Có điều con muốn họ biết mấy điều này hoạt động ra sao. Con hơi nản lòng rằng họ không muốn hiểu.) Quên họ đi! Nếu không, anh tự làm mình mệt thôi. Tôi nói chuyện với một người đã thọ Tâm Ấn, nhưng có lẽ tâm họ không thật sự thọ, nên tôi cảm thấy trống rỗng hai ngày liền. Còn nếu anh nói với người ngoài, mà họ thậm chí không muốn hiểu, thì dĩ nhiên anh còn mệt hơn nữa."